Thịt chó giàu dinh dưỡng, những ai không nên ăn?

Sau khi ăn thịt chó, 8 người trong một gia đình tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phải cấp cứu trong tình trạng nôn mửa, tiêu chảy…. Thịt chó giàu dinh dưỡng ăn sai có thể mang họa.

Ngộ độc vì ăn thịt chó bệnh?

Sáng 21/11, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột vừa xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm nghi là thịt chó.

Cách chọn thịt chó

Khi mua thịt chó nên chú ý

- Xem cổ chó có huyết động và dấu tích của thừng, nếu không có là thịt chó bị ngộ độc.

- Khi nhìn bề mặt của thịt thấy đỏ tươi, óng ánh tích nước, ngửi mùi tanh là thịt chó tươi. Nếu màu thịt đen và tím, thịt khô, là thịt biến chất. Trong thịt có đọng huyết hoặc đóng cục là thịt chó bệnh. Nhìn giữa các thớ thịt có máu chảy không đọng, thịt màu bệnh bạc, có thể là thịt chó bị ngộ độc.

- Xem trong miệng chó còn lại là vật gì hoặc mùi thuốc lạ. Khi mua thịt chó về, phát hiện thấy hiện tượng này thì phải lập tức đưa đi tiêu hủy.

Theo đó, chiều 16/11, gia đình bà N. đã làm thịt một con chó để tổ chức bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi ăn, 8 người trong gia đình bắt đầu có các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, sốt, đau bụng và tiêu chảy, dẫn đến tình trạng kiệt sức.

Cả 8 người đã được đưa vào bệnh viện để cấp cứu và điều trị ngay sau đó.

Theo lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, con chó được gia đình bà N. làm thịt có dấu hiệu mắc bệnh, nhưng vẫn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Sau sự việc, ngành y tế đã tiến hành lấy mẫu thực phẩm để phân tích và làm rõ nguyên nhân.

Thịt chó là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng trị bệnh, là món khoái khẩu của nhiều người nhưng ăn nhiều, sai cách, dễ suy gan, thận, tăng huyết áp, thậm chí dẫn tới tai biến, vỡ mạch máu não....

Bổ quá hóa hại

Lương Y Tống Thị Thu Thủy, Hội Đông y Việt Nam cho biết, theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt chó vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, ôn thận bổ dương, an ngũ tạng, ấm lưng gối, ích khí lực, thuộc vào loại thực phẩm ôn dưỡng cường tráng.

Thịt chó thường được dùng để chữa các chứng bệnh thuộc thể tỳ thận khí hư, biểu hiện bằng các triệu chứng: lưng đau gối mỏi, chân tay lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi vô lực, ngực bụng chướng đầy, phù thũng, tai ù tai điếc, yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, di niệu, tiểu đêm nhiều lần, đại tiện lỏng nát… và các vết thương, vết loét lâu liền.

Phân tích của y học hiện đại cho thấy, thịt chó rất giàu dinh dưỡng, chứa 13,5 - 20,9% protit, 13 - 28,6% lipit, 16% canxi, 13% phốt pho, 1% sắt... cung cấp 348 calo trong 100g.

Thịt chó ăn sai dễ ngộ độc gây tai biến - Ảnh minh họa

Thịt chó ăn sai dễ ngộ độc gây tai biến - Ảnh minh họa

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai phân tích, thịt chó là thực phẩm rất giàu chất đạm nhưng có tính nhiệt.

Bằng chứng là sau khi ăn nhiều thịt chó, người ăn có thể thấy người nóng hơn, bụng chướng, cảm giác ậm ạch, khó tiêu. Thịt chó vị ngọt, tính ấm, bổ trung ích khí, ấm thận trợ dương, tăng cường khả năng giữ ấm, chống lạnh.

Trong “Bản thảo cương mục” ghi rằng: Thịt chó có tác dụng “yên ngũ tạng, ấm lưng cật, bổ huyết mạch, ích thận bổ vị, tráng khí lực, bổ ngũ lao thất thương (bồi bổ ngũ tạng bị tổn thương), là một loại thức ăn tuyệt hảo khi trời lạnh”.

Tuy nhiên, vì nhiều đạm và nóng nên người ăn thịt chó thường xuyên trong thời gian dài thì cơ thể khó tiêu hóa hết chất đạm, thận, gan không làm việc kịp, dễ mắc các bệnh về gan, tổn hại thận, gút...

Ở Việt Nam, đã có trường hợp một bệnh nhân phải nhập viện vì xơ gan, suy thận. Sau khi qua kiểm tra, xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán do bệnh nhân trong suốt 15 năm “nghiện” thịt chó và ăn quá nhiều, dẫn đến lượng đạm không hấp thụ hết, được tích tụ ngày một nhiều và gây ra bệnh.

Lương y Hoàng Duy Tân nhấn mạnh, trong Đông y khẳng định, thịt chó thuộc tính nhiệt và có tác dụng bổ dưỡng mạnh. Do vậy sau khi ăn nhiều, người lớn tuổi hoặc những người mắc bệnh huyết áp dễ bị tăng huyết áp, thậm chí dẫn tới tai biến, vỡ mạch máu não.

Do đó, người có bệnh liên quan mạch máu não không nên ăn thịt chó. Với thai phụ, nếu ăn thịt chó, có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật.

Thịt chó không phải là món ăn thích hợp cho những người kém chịu nóng, táo bón, khó ngủ. Những người cao huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này.

Chú ý kiêng kỵ tránh độc hại

1. Thịt chó vị tanh lại nặng mùi, trước khi nấu nên cho rượu trắng và gừng miếng vào thịt trộn qua. Sau đó cho rượu trắng vào ngâm 1-2 tiếng, lấy ra rửa sạch cho vào chảo dầu, rán qua rồi mới chế biến. Làm như vậy sẽ giảm bớt mùi thịt chó.

2. Sau khi ăn thịt chó dễ bị khô miệng, nên uống ít nước canh để điều hòa. Thịt chó thuộc loại thực phẩm nhiệt, không nên ăn vào mùa hạ, đồng thời mỗi lần không nên ăn nhiều.

3. Kỵ ăn thịt chó nấu chưa chín và thịt chó dại. Thịt chó thuộc tính nhiệt và có tác dụng bổ dưỡng mạnh, sau khi ăn dễ bị cao huyết áp, thậm chí dẫn tới vỡ mạch máu não. Do đó người có bệnh mạch máu nào không nên ăn thịt chó, người có bệnh nặng mới khỏi cũng không nên ăn.

4. Thịt chó là loại thực phẩm ôn bổ dễ trợ nhiệt bốc hỏa. Những người cơ địa nhiệt, dương thịnh, hỏa vượng không nên ăn.

Y học hiện đại nghiên cứu cho biết, những người cao huyết áp, bị tai biến còn di chứng, người bị bệnh tim, nhịp tim thất thường, người cường tuyến giáp trạng, không nên ăn thịt chó.

Theo Đời sống
back to top