Trái đất bị đe dọa?
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), một thiên thạch rộng 39m, 2019 EA2 lớn tới mức các nhà thiên văn có thể nhìn thấy từ xa trước khi đi vào quỹ đạo tiếp cận Trái Đất. Thiên thạch sắp tiếp cận chúng ta lớn gấp đôi tảng đá nổ tung ở Chelyabinsk, Nga vào năm 2013. Điều đáng sợ là nó bay qua Trái đất ở khoảng cách gần hơn cả Mặt trăng.
Nhiều người nghĩ rằng Trái đất khá an toàn bởi thực tế các tiểu hành tinh nhỏ nằm trên quỹ đạo va chạm chúng ta khá thường xuyên. Hầu hết tảng đá không gian này rất nhỏ, bốc cháy ngay khi va chạm với bầu khí quyển, và phần lớn chỉ bay sượt qua mà không để lại thiệt hại nào cho hành tinh xanh.
Tuy nhiên, bất cứ thiên thạch nào đủ lớn để chúng ta “thấy từ xa” đều có thể trở nên nguy hiểm. Được phát hiện vào đầu tháng này, 2019 EA2 di chuyển khá chậm, khoảng 5 km/s (18.000 km/h). "Đến ngày 22/3, 2019 EA2 sẽ bay ngang Trái đất, cách chúng ta 303.733 km, khoảng 80% khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng" NASA cho biết.
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, chính xác thì đây gọi là một tiểu hành tinh loại nhỏ (thực tế không có ranh giới rõ ràng giữa thiên thạch và tiểu hành tinh, nhưng tương đối lớn thì thường được gọi là tiểu hành tinh). Tuy có kích thước không nhỏ nhưng với khoảng cách khi áp sát nhất là hơn 300.000 km, nó không gây bất cứ nguy hiểm nào cho Trái đất. Mặc dù khoảng cách này gần hơn Mặt trăng nhưng nó vẫn là khoảng cách rất xa, khi so sánh với đường kính khoảng 12.800 km của Trái đất thì khoảng cách này dài gấp 24 lần.
Nếu va chạm, hàng trăm căn nhà có thể sập
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, nếu thiên thạch cỡ đó rơi xuống Trái đất, xảy ra va chạm ở khu vực có dân cư, có thể gây ra thiệt hại tương đối nghiêm trọng, chẳng hạn có thể đánh sập hàng trăm nhà cửa và gây ra thương vong tương ứng ở các thành phố hay thị trấn. Theo thông kê, đây là lần thứ 17 một tiểu hành tinh/thiên thạch lớn đi ngang qua Trái đất ở khoảng cách gần hơn Mặt trăng từ đầu năm 2019 tới nay và chắc chắn sẽ còn nhiều vụ nữa. Tuy nhiên, tất cả các vụ này đều không nguy hiểm gì với Trái đất. Một tiểu hành tinh có kích thước đủ lớn để gây thiệt hại nghiêm trọng nếu va chạm thường được xác định trước quỹ đạo tối thiểu là vài năm. Những tiểu hành tinh lớn đủ để gây ra thảm họa cho nền văn minh nhân loại có thể được dự đoán trước hàng chục năm với công nghệ hiện nay.
Cũng có những tiểu hành tinh chỉ được phát hiện rất sát thời điểm chúng áp sát, nhưng lý do chính là vì chúng quá nhỏ, có nghĩa là cho dù có va chạm thì khả năng gây thiệt hại cũng rất thấp. Về tương lai thì các thống kê đều cho thấy có rất nhiều, nhưng không có vụ nào đặc biệt nên các cơ quan khoa học không nhấn mạnh phải đề phòng hay tính đến các phương án tránh va chạm, giảm thiểu thiệt hại.
“Hầu hết các tiểu hành tinh lao vào Trái đất đều bốc cháy trong bầu khí quyển và được gọi là sao băng, nhưng vẫn có những khối lớn chạm tới mặt đất và trở thành thiên thạch”, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn