Thay đổi thói quen sinh hoạt mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh

Thận là cơ quan nội tạng cực kỳ quan trọng đối với sự sống của con người. Thận khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra tự nhiên, đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Để thận luôn “chạy” tốt, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh từ sớm, cũng như cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn và tầm soát bệnh thường xuyên. Ảnh Internet

Để thận luôn “chạy” tốt, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh từ sớm, cũng như cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn và tầm soát bệnh thường xuyên. Ảnh Internet

Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt đối với những người bị thận yếu. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước. Uống nhiều nước gây áp lực lên thận, trong khi uống quá ít có thể làm tăng nguy cơ thận bị nhiễm độc. Hãy duy trì việc uống một lượng nước vừa đủ hàng ngày, khoảng 2 - 2,5 lít, tuỳ thuộc vào sức khỏe và hoạt động của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo uống lá gì tốt cho thận. Ảnh Internet

Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt đối với những người bị thận yếu. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước. Uống nhiều nước gây áp lực lên thận, trong khi uống quá ít có thể làm tăng nguy cơ thận bị nhiễm độc.

Hãy duy trì việc uống một lượng nước vừa đủ hàng ngày, khoảng 2 - 2,5 lít, tuỳ thuộc vào sức khỏe và hoạt động của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo uống lá gì tốt cho thận. Ảnh Internet

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ và chất lượng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thận. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu ngủ thường có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim và suy thận. Thận hoạt động tốt nhất khi cơ thể duy trì được chu kỳ ngủ - thức đều đặn, giúp điều hòa chức năng thận và duy trì sức khỏe tổng thể. Ảnh Internet

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ và chất lượng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thận. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu ngủ thường có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim và suy thận. Thận hoạt động tốt nhất khi cơ thể duy trì được chu kỳ ngủ - thức đều đặn, giúp điều hòa chức năng thận và duy trì sức khỏe tổng thể. Ảnh Internet

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe thận. Thể dục đồng thời tăng cường sức dẻo dai cơ bắp, ổn định huyết áp và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn bài tập tốt cho thận, phù hợp và duy trì cường độ tập luyện vừa sức. Ảnh minh họa

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe thận. Thể dục đồng thời tăng cường sức dẻo dai cơ bắp, ổn định huyết áp và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn bài tập tốt cho thận, phù hợp và duy trì cường độ tập luyện vừa sức. Ảnh minh họa

Giảm lượng muối ăn vào: Ăn nhiều muối là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp, gây ra các tác động tiêu cực đến thận. Nên hạn chế ăn muối giúp bảo vệ chức năng thận và sức khỏe tim mạch. Chỉ nên tiêu thụ 6,5 đến 8g muối mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người có thể tiêu thụ tới 20g muối mỗi ngày gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh minh họa

Giảm lượng muối ăn vào: Ăn nhiều muối là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp, gây ra các tác động tiêu cực đến thận. Nên hạn chế ăn muối giúp bảo vệ chức năng thận và sức khỏe tim mạch.

Chỉ nên tiêu thụ 6,5 đến 8g muối mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người có thể tiêu thụ tới 20g muối mỗi ngày gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh minh họa

Không nhịn tiểu: Nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không tự chủ do làm tăng áp suất nước tiểu. Quá trình đào thải nước tiểu ở hệ thống đường tiết niệu không chỉ giúp đào thải lượng nước thải dư thừa mà còn giúp loại bỏ các độc tố có hại, các chất dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài. Khi nhịn tiểu, các chất độc không được thải ra bên ngoài mà lắng cặn lại trong thận và bàng quang. Sau một thời gian dài tích tụ, các lắng cặn này sẽ hình thành nên sỏi thận, gây viêm cầu thận, suy thận và ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận. Ảnh minh họa

Không nhịn tiểu: Nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không tự chủ do làm tăng áp suất nước tiểu.

Quá trình đào thải nước tiểu ở hệ thống đường tiết niệu không chỉ giúp đào thải lượng nước thải dư thừa mà còn giúp loại bỏ các độc tố có hại, các chất dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài.

Khi nhịn tiểu, các chất độc không được thải ra bên ngoài mà lắng cặn lại trong thận và bàng quang. Sau một thời gian dài tích tụ, các lắng cặn này sẽ hình thành nên sỏi thận, gây viêm cầu thận, suy thận và ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận. Ảnh minh họa

Không nên tiêu thụ quá nhiều Protein: Protein (đạm) làm tăng áp lực bên trong thận, do đó, việc bổ sung quá nhiều protein vào cơ thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến quá tải đối với chức năng của thận. Người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ 0,83g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ảnh minh họa

Không nên tiêu thụ quá nhiều Protein: Protein (đạm) làm tăng áp lực bên trong thận, do đó, việc bổ sung quá nhiều protein vào cơ thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến quá tải đối với chức năng của thận. Người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ 0,83g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ảnh minh họa

Hạn chế hút thuốc lá: Hút thuốc không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn làm tổn thương thận. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây kích ứng và làm chậm quá trình phục hồi của thận. Đối với những người đã có vấn đề về thận, việc ngừng hút thuốc có thể ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh minh họa

Hạn chế hút thuốc lá: Hút thuốc không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn làm tổn thương thận. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây kích ứng và làm chậm quá trình phục hồi của thận. Đối với những người đã có vấn đề về thận, việc ngừng hút thuốc có thể ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh minh họa

Kiểm soát cân nặng: Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, từ đó dẫn đến suy thận. Để tránh thận yếu, cần duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Ngoài ra, cần chú ý duy trì chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) ở mức 18,6 – 24,9. Ảnh Internet

Kiểm soát cân nặng: Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, từ đó dẫn đến suy thận. Để tránh thận yếu, cần duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Ngoài ra, cần chú ý duy trì chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) ở mức 18,6 – 24,9. Ảnh Internet

Hạn chế uống nước ngọt: Uống nước ngọt có hàm lượng đường cao dễ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Điều này có thể khiến các tinh thể hình thành trong thận, dẫn đến sỏi thận. Nguyên nhân là do nước ngọt thường được sản xuất chứa một lượng đường fructose, khi lượng đường này đi vào cơ thể gây cản trở nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân hủy purin. Đây là nguyên nhân khiến lượng acid uric trong cơ thể tích tụ nhiều hơn. Việc tiêu thụ nước ngọt liên tục cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh thận mạn tính. Vì vậy, nên cắt giảm lượng nước ngọt để bảo vệ thận và các bộ phận khác của cơ thể. Ảnh minh họa

Hạn chế uống nước ngọt: Uống nước ngọt có hàm lượng đường cao dễ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Điều này có thể khiến các tinh thể hình thành trong thận, dẫn đến sỏi thận. Nguyên nhân là do nước ngọt thường được sản xuất chứa một lượng đường fructose, khi lượng đường này đi vào cơ thể gây cản trở nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân hủy purin. Đây là nguyên nhân khiến lượng acid uric trong cơ thể tích tụ nhiều hơn.

Việc tiêu thụ nước ngọt liên tục cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh thận mạn tính. Vì vậy, nên cắt giảm lượng nước ngọt để bảo vệ thận và các bộ phận khác của cơ thể. Ảnh minh họa

Theo Đời sống
back to top