Thay đổi chiến lược xét nghiệm COVID-19

Để chung sống an toàn với dịch COVID-19, phải đổi mới chiến lược xét nghiệm - các chuyên gia nhấn mạnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 3/9.

<div> <p>Thảo luận về chiến lược x&eacute;t nghiệm ph&ugrave; hợp với t&igrave;nh h&igrave;nh mới, c&aacute;c th&agrave;nh vi&ecirc;n Ban chỉ đạo khẳng định, thời gian qua, Việt Nam đ&atilde; triển khai hiệu quả c&aacute;c biện ph&aacute;p ph&ograve;ng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đ&oacute; c&oacute; vai tr&ograve; quan trọng của c&ocirc;ng t&aacute;c x&eacute;t nghiệm, nghi&ecirc;n cứu, sản xuất sinh phẩm, trang thiết bị y tế phục vụ c&ocirc;ng t&aacute;c ph&ograve;ng, chống dịch. Đến nay, với quy m&ocirc; d&acirc;n số gần 100 triệu d&acirc;n, nhưng tổng chi ph&iacute; d&agrave;nh cho c&ocirc;ng t&aacute;c chống dịch chưa đến 400 triệu USD. Việt Nam l&agrave; một trong những nước chống dịch tiết kiệm nhất.</p> <p>Thời gian tới, Việt Nam phải mở c&aacute;c chuyến bay thương mại để đ&oacute;n chuy&ecirc;n gia, nh&agrave; đầu tư nước ngo&agrave;i, tăng cường c&aacute;c hoạt động giao lưu... Chiến lược x&eacute;t nghiệm v&igrave; thế cũng phải điều chỉnh. C&aacute;c chuy&ecirc;n gia nhấn mạnh, phải thay đổi chiến lược x&eacute;t nghiệm theo hướng tổ chức x&eacute;t nghiệm nhanh tại c&aacute;c cảng h&agrave;ng kh&ocirc;ng quốc tế, cửa khẩu, địa điểm c&ocirc;ng cộng tập trung đ&ocirc;ng người để đẩy nhanh qu&aacute; tr&igrave;nh s&agrave;ng lọc, ph&aacute;t hiện ca bệnh, kh&ocirc;ng để s&oacute;t, lọt c&aacute;c ca nhiễm. Tại c&aacute;c nước ph&aacute;t triển như: Mỹ, Nhật Bản, H&agrave;n Quốc, c&aacute;c nước ch&acirc;u &Acirc;u&hellip; đ&atilde; triển khai việc x&eacute;t nghiệm nhanh để quản l&yacute; người nhập cảnh tại c&aacute;c cảng h&agrave;ng kh&ocirc;ng quốc tế.</p> <p>GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho rằng, chiến lược x&eacute;t nghiệm trong thời gian tới phải sử dụng sinh phẩm x&eacute;t nghiệm nhanh t&igrave;m kh&aacute;ng nguy&ecirc;n ở những địa điểm c&ocirc;ng cộng như s&acirc;n bay, khu c&aacute;ch ly tập trung&hellip; Ưu điểm của phương ph&aacute;p n&agrave;y l&agrave; thời gian nhanh, kết quả ch&iacute;nh x&aacute;c, tiết kiệm thời gian, giảm chi ph&iacute; x&eacute;t nghiệm, s&agrave;ng lọc người trong c&aacute;c khu c&aacute;ch ly, người nhập cảnh v&agrave;o Việt Nam&hellip;, g&oacute;p phần chống dịch hiệu quả.</p> <p><strong>Ph&aacute;t triển c&aacute;c loại kit x&eacute;t nghiệm nhanh</strong></p> <p>Hiện nay, tại Việt Nam đ&atilde; c&oacute; c&aacute;c c&ocirc;ng nghệ v&agrave; loại sinh phẩm cho x&eacute;t nghiệm t&igrave;m kh&aacute;ng thể v&agrave; kh&aacute;ng nguy&ecirc;n. Cụ thể, x&eacute;t nghiệm nhanh t&igrave;m kh&aacute;ng thể c&oacute; loại sinh phẩm sử dụng m&aacute;y v&agrave; loại kh&ocirc;ng cần sử dụng m&aacute;y. Nhược điểm của loại kit x&eacute;t nghiệm nhanh t&igrave;m kh&aacute;ng thể l&agrave; chỉ c&oacute; độ nhạy, độ đặc hiệu cao đối với người nhiễm bị SARS-CoV-2 từ 7 ng&agrave;y trở l&ecirc;n. Trong khi đ&oacute;, x&eacute;t nghiệm t&igrave;m kh&aacute;ng nguy&ecirc;n đang được thực hiện bằng phương ph&aacute;p Realtime RT-PCR c&oacute; thời gian thực hiện l&acirc;u, c&oacute; y&ecirc;u cầu cao về kỹ năng, quy tr&igrave;nh thao t&aacute;c.</p> <p>Để đ&aacute;p ứng y&ecirc;u cầu chiến lược x&eacute;t nghiệm mới, cần đẩy mạnh ph&aacute;t triển c&aacute;c loại kit x&eacute;t nghiệm nhanh t&igrave;m kh&aacute;ng nguy&ecirc;n c&oacute; ưu điểm của cả x&eacute;t nghiệm nhanh t&igrave;m kh&aacute;ng thể v&agrave; x&eacute;t nghiệm t&igrave;m kh&aacute;ng nguy&ecirc;n theo phương ph&aacute;p Realtime RT-PCR.</p> <p>Việt Nam hiện c&oacute; 3 đơn vị nghi&ecirc;n cứu c&aacute;c kit x&eacute;t nghiệm nhanh t&igrave;m kh&aacute;ng nguy&ecirc;n v&agrave; đang ở những kh&acirc;u cuối c&ugrave;ng để c&oacute; sản phẩm. Đại diện c&aacute;c đơn vị khẳng định năng lực ho&agrave;n to&agrave;n c&oacute; thể nghi&ecirc;n cứu, sản xuất được c&aacute;c bộ sinh phẩm x&eacute;t nghiệm nhanh t&igrave;m kh&aacute;ng nguy&ecirc;n c&oacute; chất lượng tương đương với sản phẩm c&aacute;c nước ph&aacute;t triển. Những đơn vị n&agrave;y mong muốn c&oacute; cơ chế đặt h&agrave;ng nghi&ecirc;n cứu, sản xuất v&agrave; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận c&aacute;c mẫu bệnh phẩm l&acirc;m s&agrave;ng để đẩy nhanh qu&aacute; tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu.</p> <p>Bộ Y tế cho biết sẽ ban h&agrave;nh văn bản chỉ đạo c&aacute;c đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp, hỗ trợ c&aacute;c đơn vị đẩy nhanh qu&aacute; tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu, sản xuất kit x&eacute;t nghiệm nhanh t&igrave;m kh&aacute;ng nguy&ecirc;n phục vụ c&ocirc;ng t&aacute;c ph&ograve;ng, chống dịch trong t&igrave;nh h&igrave;nh mới. Ban Chỉ đạo cũng giao Bộ Y tế tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa cho c&aacute;c doanh nghiệp thực hiện tập huấn c&aacute;c phương ph&aacute;p x&eacute;t nghiệm sử dụng mọi loại kit x&eacute;t nghiệm do Việt Nam sản xuất hiện nay. L&atilde;nh đạo Bộ Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ khẳng định, trong tuần n&agrave;y Bộ sẽ tham vấn c&aacute;c doanh nghiệp v&agrave; tuần sau sẽ c&oacute; b&aacute;o c&aacute;o cấp c&oacute; thẩm quyền về việc triển khai đề t&agrave;i nghi&ecirc;n cứu sản xuất kit x&eacute;t nghiệm nhanh ph&aacute;t hiện kh&aacute;ng nguy&ecirc;n.</p> <p>Tại cuộc họp, c&aacute;c chuy&ecirc;n gia đề xuất, trong khi chờ sản phẩm sản xuất trong nước, trước mắt Việt Nam c&oacute; thể xem x&eacute;t nhập khẩu kit x&eacute;t nghiệm nhanh t&igrave;m kh&aacute;ng nguy&ecirc;n c&oacute; chất lượng cao từ một số nước ti&ecirc;n tiến để sử dụng tại c&aacute;c s&acirc;n bay, cảng h&agrave;ng kh&ocirc;ng.</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p>Về c&aacute;c phương &aacute;n sản xuất vắc-xin chống COVID-19, c&aacute;c chuy&ecirc;n gia thống nhất, tr&ecirc;n tinh thần tự lực, tự cường, c&aacute;c đơn vị trong nước tăng cường nghi&ecirc;n cứu, tăng t&iacute;nh chủ động trong việc sản xuất vắc-xin trong ph&ograve;ng, chống dịch COVID-19.</p> </blockquote> </div> <div> <p><strong>Một bệnh nh&acirc;n tử vong, bảy ca nặng</strong></p> <p>Tối 3/9, Bộ Y tế cho biết trong ng&agrave;y kh&ocirc;ng ghi nhận ca mắc mới COVID-19, c&oacute; 7 bệnh nh&acirc;n ti&ecirc;n lượng nặng v&agrave; nguy kịch, 1 ca tử vong.</p> <p>Số trường hợp mắc COVID-19 ti&ecirc;n lượng nặng v&agrave; nguy kịch n&agrave;y chủ yếu thuộc nh&oacute;m l&acirc;y nhiễm cộng đồng, c&oacute; nguồn gốc từ ổ dịch Đ&agrave; Nẵng. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư hiện c&oacute; 2 ca bệnh COVID-19 nặng. Trong đ&oacute; bệnh nh&acirc;n 1045 - trường hợp mắc mới nhất ở Hải Dương, chưa r&otilde; nguồn l&acirc;y, phải thở m&aacute;y. B&aacute;c sĩ Phạm Văn Ph&uacute;c, khoa Hồi sức t&iacute;ch cực cho biết, bệnh nh&acirc;n 1045 (72 tuổi, ở Hải Dương) thuộc nh&oacute;m đối tượng c&oacute; nguy cơ cao, mắc bệnh nền ph&igrave; đại tiền liệt tuyến v&agrave; tho&aacute;t vị cột sống cổ. Ng&agrave;y 1/9, bệnh nh&acirc;n nhập viện trong t&igrave;nh trạng suy h&ocirc; hấp nặng, ngay lập tức được chuyển l&ecirc;n khoa Hồi sức t&iacute;ch cực, đặt ống thở m&aacute;y. Hiện bệnh nh&acirc;n đ&aacute;p ứng tốt thở m&aacute;y, t&igrave;nh trạng tạm thời cải thiện.</p> <p>B&aacute;c sĩ điều trị cho biết, phổi của bệnh nh&acirc;n 1045 bị tổn thương nặng. Ngo&agrave;i ra bệnh nh&acirc;n c&oacute; t&igrave;nh trạng bội nhiễm c&aacute;c vi khuẩn kh&aacute;c n&ecirc;n được điều trị theo ph&aacute;c đồ d&ugrave;ng thuốc chống đ&ocirc;ng m&aacute;u, c&aacute;c loại kh&aacute;ng sinh v&agrave; duy tr&igrave; thở m&aacute;y để hỗ trợ h&ocirc; hấp. Bệnh viện đang thực hiện c&aacute;c phương ph&aacute;p x&eacute;t nghiệm v&agrave; cấy m&aacute;u để t&igrave;m ra ch&iacute;nh x&aacute;c căn nguy&ecirc;n.</p> <p>&ldquo;T&igrave;nh trạng phổi vẫn đang rất xấu nhưng c&aacute;c chỉ số đang tạm ổn định, đ&aacute;p ứng thở m&aacute;y tốt. T&igrave;nh trạng nhiễm tr&ugrave;ng cũng đang được kiểm so&aacute;t. Trong t&igrave;nh trạng phổi của bệnh nh&acirc;n xấu hơn, c&oacute; diễn biến bất thường th&igrave; bệnh nh&acirc;n c&oacute; thể phải chạy ECMO (tim phổi nh&acirc;n tạo). C&aacute;c b&aacute;c sĩ đang theo d&otilde;i s&aacute;t t&igrave;nh h&igrave;nh của bệnh nh&acirc;n 24/24h, dựa v&agrave;o diễn biến trong những ng&agrave;y tới để c&oacute; ph&aacute;c đồ điều trị ph&ugrave; hợp nhất&rdquo;, b&aacute;c sĩ Ph&uacute;c cho biết th&ecirc;m.</p> <p>Khoa Hồi sức t&iacute;ch cực đang điều trị cho 2 ca COVID-19 nặng kh&aacute;c l&agrave; bệnh nh&acirc;n 793 v&agrave; 867. Bệnh nh&acirc;n 793 (nam, 58 tuổi, ở Bắc Giang) được đ&aacute;nh gi&aacute; l&agrave; ca COVID-19 nặng nhất miền Bắc, vừa được r&uacute;t hệ thống ECMO v&agrave;o trưa 3/9. T&igrave;nh trạng nhiễm tr&ugrave;ng của bệnh nh&acirc;n đ&atilde; cải thiện sau khi t&igrave;m được căn nguy&ecirc;n. Tuy nhi&ecirc;n, bệnh nh&acirc;n vẫn đang phải thở m&aacute;y x&acirc;m nhập v&agrave; được theo d&otilde;i rất s&aacute;t. Bệnh nh&acirc;n 867 (nam, 63 tuổi, ở Hải Dương) đ&atilde; hồi phục sức khỏe, c&oacute; thể tự sinh hoạt. Hiện bệnh nh&acirc;n chờ c&oacute; đủ 3 lần x&eacute;t nghiệm SARS-CoV-2 &acirc;m t&iacute;nh để được c&ocirc;ng bố khỏi bệnh.</p> <p>Theo b&aacute;o c&aacute;o của Tiểu ban Điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia ph&ograve;ng, chống dịch COVID-19, trong ng&agrave;y c&oacute; 9 bệnh nh&acirc;n được c&ocirc;ng bố khỏi bệnh, bao gồm: 4 bệnh nh&acirc;n tại Trung t&acirc;m Y tế huyện H&ograve;a Vang; 3 bệnh nh&acirc;n tại Bệnh viện Phổi Đ&agrave; Nẵng; 2 bệnh nh&acirc;n tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Như vậy, đến thời điểm n&agrave;y, nước ta đ&atilde; chữa khỏi cho 755/1.046 ca mắc.</p> <p>Ng&agrave;y 3/9 c&oacute; th&ecirc;m 1 trường hợp mắc COVID-19 tử vong l&agrave; bệnh nh&acirc;n số 761. Đ&acirc;y l&agrave; ca mắc COVID-19 tử vong thứ 35 t&iacute;nh từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam. Bệnh nh&acirc;n 761, nữ giới, 83 tuổi, tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nh&acirc;n tạo chu kỳ, tăng huyết &aacute;p, xuất huyết ti&ecirc;u h&oacute;a tạm cầm. Bệnh nh&acirc;n được điều trị hồi sức t&iacute;ch cực theo c&aacute;c ph&aacute;c đồ qua hội chẩn quốc gia, nhưng bệnh diễn biến nặng. S&aacute;ng ng&agrave;y 3/9, bệnh nh&acirc;n tử vong tại Trung t&acirc;m Y tế H&ograve;a Vang được chẩn đo&aacute;n: vi&ecirc;m phổi nặng, suy h&ocirc; hấp tiến triển do COVID-19, biến chứng nhiễm khuẩn huyết tr&ecirc;n bệnh nh&acirc;n suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nh&acirc;n tạo chu kỳ, tăng huyết &aacute;p, xuất huyết ti&ecirc;u h&oacute;a.</p> </div> <p>&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo www.tienphong.vn
back to top