Cụ thể, theo quyết định 315/2023 của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng, mục đích của việc thanh tra là đánh giá hoạt động chấp hành quy định về thủ tục hành chính với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố tiếp nhận, xử lý hồ sơ gửi Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường ký Giấy chứng nhận.
Hoạt động thanh tra sẽ diễn ra trong thời gian một tháng, kể từ ngày 12/6/2023. |
Việc thanh tra cũng nhằm mục đích kiểm tra việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ đại chính và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai đối với các chi nhanh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng.
“Kết quả kiểm tra nhằm nâng cao tính trách nhiệm hoạt việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả các thủ tục hành chính về đất đai cũng như phát hiện, kịp thời các hành vi vi phạm”, quyết định nêu rõ.
Theo quyết định này, hoạt động thanh tra sẽ diễn ra trong thời gian một tháng, kể từ ngày 12/6/2023. Theo đó, ông Trần Viết Dũng, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường làm trưởng đoàn thanh tra lần này.
Cũng theo quyết định 315, thời kỳ thanh tra là 1/1/2020-31/12/2022. Đây là khoảng thời gian tình trạng phân lô, bán nền tách thửa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được cho là diễn biến “nóng”.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2, có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 10 huyện. Thành phố Đà Lạt là Trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh. Dân số toàn tỉnh trên 1,3 triệu người với 43 dân tộc sinh sống.
Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa - tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông và phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai - tỉnh Bình Phước. Lâm Đồng còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.