Tết ngày xưa...

Tết những năm 80 của thế kỷ trước, kể chuyện lại cho các bác sĩ trẻ ở bệnh viện, chúng chỉ cười mà không hiểu gì.

<p>Nhưng đối với ch&uacute;ng t&ocirc;i, những ng&agrave;y Tết hơn 30 năm về trước chỉ như ng&agrave;y h&ocirc;m qua, vẫn đầy đủ m&agrave;u sắc, &acirc;m thanh, m&ugrave;i vị. Tết của một gia đ&igrave;nh b&aacute;c sĩ đ&ocirc;ng con với cuộc sống c&ograve;n nhiều khốn kh&oacute; của thời kỳ trước đổi mới c&oacute; thể so s&aacute;nh nhưng kh&ocirc;ng thể đ&aacute;nh đổi, vẫn l&agrave; những thời khắc hạnh ph&uacute;c theo cảm nhận đi m&atilde;i c&ugrave;ng t&ocirc;i.</p> <p><img alt="Phong tục gói bánh chưng ngày Tết chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc." src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/08/goi_banh_chung_ngay_tet_chua_dung_nhieu_y_nghia_resize.jpg" title="Phong tục gói bánh chưng ngày Tết chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc." /></p> <p><em>Phong tục g&oacute;i b&aacute;nh chưng ng&agrave;y Tết chứa đựng nhiều &yacute; nghĩa s&acirc;u sắc.</em></p> <p>Tết chỉ c&oacute; 3 ng&agrave;y (ng&agrave;y 30, mồng 1 v&agrave; mồng 2). M&agrave; cũng chẳng n&ecirc;n d&agrave;i hơn, đến mồng 2 l&agrave; cũng hết đồ ăn rồi. Quần &aacute;o mới cũng kh&ocirc;ng thật đ&uacute;ng nghĩa, khi c&oacute; quần mới lại thiếu &aacute;o mới v&agrave; ngược lại.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Kh&ocirc;ng phải đi học l&agrave; vui rồi nhưng ch&uacute;ng t&ocirc;i lại phải lăn v&agrave;o gi&uacute;p bố mẹ dọn dẹp nh&agrave; cửa, trang tr&iacute; b&agrave;n thờ, mua sắm t&iacute;ch trữ thức ăn, kiếm th&ecirc;m thu nhập... Anh t&ocirc;i đi học xa nh&agrave;, do đ&oacute; chỉ c&ograve;n t&ocirc;i l&agrave; con trai trong nh&agrave;, được coi l&agrave; c&oacute; sức khỏe, t&ocirc;i nhận nhiều nhiệm vụ do mẹ ph&acirc;n c&ocirc;ng: Phải mua được t&uacute;i h&agrave;ng Tết c&oacute; b&oacute;ng b&igrave; thật ngon, đi l&agrave;m b&aacute;nh quy gai cho cả nh&agrave; tiếp kh&aacute;ch, mua thịt thủ hay ch&acirc;n gi&ograve; để c&ograve;n được một gấp đ&ocirc;i (khối lượng thịt được t&iacute;nh gấp đ&ocirc;i nếu ta chịu mua loại thịt thứ phẩm).</p> <p>Ng&agrave;y Tết, ch&uacute;ng t&ocirc;i được ăn nhiều thịt hơn, nhiều l&ograve;ng lợn hơn. Ch&uacute;ng t&ocirc;i ăn như hổ đ&oacute;i v&igrave; quanh năm đ&atilde; bị cơn th&egrave;m thịt d&agrave;y v&ograve;. Nhưng thịt c&ograve;n phải để d&agrave;nh cho mấy ng&agrave;y Tết ch&iacute;nh. Thịt mua bằng tem phiếu, t&ocirc;i chầu chực cả ng&agrave;y để lĩnh được suất chia của bố t&ocirc;i tại bệnh viện... cũng chỉ được chừng 2kg.</p> <p>Đem g&oacute;i b&aacute;nh chưng đ&atilde; hết gần nửa, c&ograve;n lại đem r&aacute;n h&uacute;ng l&igrave;u chỉ đến mồng 2 Tết l&agrave; hết. Nồi b&aacute;nh chưng ng&agrave;y Tết lu&ocirc;n l&agrave; kỷ niệm kh&oacute; qu&ecirc;n. N&oacute; chất chứa cả vật chất, thời gian, c&ocirc;ng sức v&agrave; cả t&acirc;m linh nữa. Xong nồi b&aacute;nh chưng thơm ngon, dền, l&aacute; xanh biếc, ta sẽ thảnh thơi v&agrave; ngược lại.</p> <p>Tất cả những g&igrave; t&iacute;ch g&oacute;p được trong năm đều nằm trong nồi b&aacute;nh: gạo nếp, đỗ xanh, thịt th&agrave;. Chen lấn m&atilde;i, chọn m&atilde;i mới được trăm l&aacute; dong đẹp. Ng&acirc;m nước lạnh cả ng&agrave;y, rửa l&aacute;, ng&acirc;m gạo, ng&acirc;m đỗ, tẩm ướp thịt... rồi cũng đến l&uacute;c b&aacute;c h&agrave;ng x&oacute;m tr&igrave;nh diễn m&agrave;n g&oacute;i b&aacute;nh. Mỗi Tết, nh&agrave; t&ocirc;i chỉ c&oacute; g&oacute;i được hơn 2 chục b&aacute;nh.</p> <p>Khi luộc b&aacute;nh chưng ở nh&agrave; sẽ l&agrave;m niềm vui bất tận của trẻ thơ. Ch&uacute;ng t&ocirc;i được tắm nước l&aacute; m&ugrave;i bằng nước n&oacute;ng từ nồi b&aacute;nh. Nướng ng&ocirc;, nướng khoai, chơi b&agrave;i đến khuya với bọn trẻ con c&ugrave;ng lứa. Nếm chiếc b&aacute;nh con con d&agrave;nh ri&ecirc;ng cho bọn trẻ thật n&oacute;ng v&agrave; ngon. Cũng c&oacute; khi chỉ m&igrave;nh t&ocirc;i thui thủi đ&egrave;o b&aacute;nh đi gửi v&agrave;o nh&agrave; bếp của bệnh viện bố, rồi s&aacute;ng sớm tinh mơ lại đ&egrave;o b&aacute;nh về. C&ocirc;ng việc như một tiếp phẩm.</p> <p>Mẹ t&ocirc;i rất m&ecirc; t&iacute;n v&agrave; lo sức khỏe, n&ecirc;n lu&ocirc;n bắt t&ocirc;i ra khỏi nh&agrave; sau giao thừa rồi lại v&agrave;o nh&agrave; mừng tuổi mẹ v&agrave; n&oacute;i to: Ch&uacute;c mẹ khỏe. T&ocirc;i l&agrave; người được mừng tuổi nhiều nhất trong 4 anh em nhưng kh&ocirc;ng v&igrave; thế mẹ t&ocirc;i c&oacute; thể ở l&acirc;u hơn với ch&uacute;ng t&ocirc;i. Bệnh nặng, lao lực kiếm sống, thiếu thuốc..., mẹ t&ocirc;i chỉ sống được đến năm 60 tuổi.</p> <p>Từ mồng 2 đến mồng 4 Tết, bố t&ocirc;i thường bắt ch&uacute;ng t&ocirc;i khai b&uacute;t đầu xu&acirc;n. Ai l&agrave;m việc đ&oacute; sớm nhất sẽ được khen thưởng. B&agrave;i tập Tết kh&aacute; nhiều n&ecirc;n ch&uacute;ng t&ocirc;i tu&acirc;n theo quy định n&agrave;y rất nghi&ecirc;m chỉnh. Thoắt c&aacute;i đ&atilde; lại hết Tết, học tập b&igrave;nh thường, cũng kh&ocirc;ng thể nấn n&aacute;, ai cũng vậy cả.</p> <p>Trong ng&ocirc;i nh&agrave; 12m<sup>2</sup>, những lỗ thủng tr&ecirc;n tường được che bằng những tờ lịch cũ. Cửa sổ, m&aacute;i nh&agrave; gi&oacute; r&eacute;t l&ugrave;a v&agrave;o thoải m&aacute;i. Một lọ hoa đầy đủ t&iacute;m violet, thược dược b&eacute;o tr&ograve;n, layơn ki&ecirc;u sa, hoa bướm giản dị. Tiếng nhạc từ chiếc đ&agrave;i đĩa Li&ecirc;n X&ocirc; Rigonda lu&ocirc;n vang l&ecirc;n những b&agrave;i h&aacute;t của ABBA, Boney M, Moder talking...</p> <p>Bố mẹ t&ocirc;i say sưa nh&igrave;n ch&uacute;ng t&ocirc;i ăn thịt, ăn b&aacute;nh, mọi người r&ocirc;m rả chuyện v&agrave; lu&ocirc;n nhớ về người anh cả đi học ở Li&ecirc;n X&ocirc; đ&atilde; gần 6 năm chưa về thăm nh&agrave;. Tiếng ph&aacute;o l&uacute;c vang gi&ograve;n, l&uacute;c ầm ĩ nơi xa. T&ocirc;i chạy ra mở tung cửa sổ, cửa ra v&agrave;o đ&oacute;n gi&oacute; xu&acirc;n, hưởng m&ugrave;i kh&oacute;i ph&aacute;o rồi lấy tiền mừng tuổi của mẹ... Vậy m&agrave; đ&atilde; hơn 30 năm rồi.</p> <p>Qu&atilde;ng thời gian khốn kh&oacute; đ&atilde; hun đ&uacute;c cho 4 anh em ch&uacute;ng t&ocirc;i n&ecirc;n người. Ch&iacute;nh n&oacute; cũng mang đi xa m&atilde;i người mẹ ốm đau kh&oacute; nhọc của ch&uacute;ng t&ocirc;i. Kh&ocirc;ng ai thời đ&oacute; c&oacute; thể nghĩ l&agrave; người Việt Nam c&oacute; ng&agrave;y sẽ đẩy xe chất đầy h&agrave;ng từ si&ecirc;u thị, tự tay l&aacute;i &ocirc;t&ocirc; đưa vợ con đi dạo quanh những phố x&aacute; đầy đ&egrave;n m&agrave;u v&agrave; nh&agrave; cao tầng. C&aacute;i được thật đ&aacute;ng sửng sốt, song c&aacute;i mất cũng l&agrave;m ta tiếc ngẩn ngơ?!</p> <div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
back to top