Tên lửa đạn đạo bị lãng quên bất ngờ tỏa sáng trên chiến trường Nga-Ukraine

Tên lửa đạn đạo từng dường như là một góc bị lãng quên của thế giới, nhưng ngay khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, “ông già gân” này đã trở nên rất nổi tiếng và gần như đạt đến "đỉnh cao của cuộc đời".
Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine

Ông tổ của các loại tên lửa đạn đạo trên thế giới hiện nay là loại tên lửa V2 của Đức trong Thế chiến thứ hai. Tuy lúc mới ra đời, nó được đánh giá là vũ khí rất “hứa hẹn”, nhưng do độ chính xác thấp và giá thành quá cao, nên tên lửa của Đức đã không thể là vũ khí thay đổi cục diện chiến trường.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-2

Khi cuộc chiến tranh Iran-Iraq bùng nổ vào thập niên 1980, cả hai bên đều sử dụng tên lửa đạn đạo để tấn công vào nhau, nhưng hiệu quả chỉ ở mức trung bình, khiến người ta tưởng rằng, loại vũ khí này chỉ mang tính chất răn đe là chính.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-3

Nhưng lần này cuộc chiến Nga-Ukraine lại khác. Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình cùng lúc để tấn công Ukraine. Mặc dù một số người nói rằng, độ chính xác của nó không cao, nhưng nó có thể hỗ trợ tấn công nhanh với số lượng lớn.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-4

Sau hơn 10.000 tên lửa các loại của Nga được phóng đi, hệ thống phát điện khổng lồ của Ukraine về cơ bản bị tê liệt và hơn 70% công suất phát điện bị mất. Lúc đó mọi người mới nhận ra, tên lửa đạn đạo có uy lực lớn đến thế.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-5

Đối với nhiều quốc gia nhỏ, việc nâng cao lực lượng không quân là một vấn đề lớn, khi máy bay cần được bảo trì và phi công cần được đào tạo. Tất cả đều là tiền và để xây dựng được một lực lượng không quân đủ mạnh, thường phải mất ít nhất cả chục năm, thậm chí còn dài hơn.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-6

Còn tên lửa đạn đạo thì sao? Nói một cách tương đối, nó rẻ hơn nhiều và có sức răn đe lớn hơn. Hiện nay công nghệ đã tiến bộ, các linh kiện điện tử dân sự và vệ tinh thương mại có thể giúp cải thiện độ chính xác của tên lửa. Với sản xuất hàng loạt, chi phí có thể giảm hơn nữa.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-7

Mặc dù các hệ thống phòng không hiện đại rất mạnh, nhưng chúng khó có thể chống lại một cuộc tấn công bão hòa bằng tên lửa đạn đạo. Chưa kể giá của tên lửa phòng không là rất đắt đỏ, thậm chí đắt hơn cả tên lửa đạn đạo. Vì vậy, đôi khi tấn công là cách phòng thủ tốt nhất.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-8

Ukraine lần này bị tên lửa Nga tấn công mạnh và họ cũng nhận ra điều này, khi họ bắt đầu tăng tốc độ phát triển tên lửa của riêng mình và thử nghiệm thành công chúng. Đây không chỉ là đòn phản công với Nga, mà còn là sự thừa nhận giá trị của tên lửa đạn đạo.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-9

Ở Trung Đông, tên lửa đạn đạo cũng rất phổ biến. Những đội quân nổi dậy như các lực lượng du kích với tên lửa đạn đạo có thể gây ra rất nhiều mối đe dọa cho các quốc gia hùng mạnh như Israel. Có thể thấy, trong những hoàn cảnh nhất định, tên lửa đạn đạo đơn giản là vũ khí sát thủ trên chiến trường.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-10

Đánh giá từ cuộc chiến Nga-Ukraine và các cuộc xung đột ở Trung Đông, tên lửa đạn đạo đã hoàn toàn lật ngược tình thế. Nó không còn là một loại vũ khí bị “bỏ rơi”, mà đã trở thành một ngôi sao trên sân khấu quân sự.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-11

Sự thay đổi này có thể tạo ra cơn sốt tên lửa đạn đạo trên toàn thế giới; quốc gia nào có điều kiện chắc chắn sẽ nắm bắt thời cơ để phát triển công nghệ tên lửa của mình, còn nước không đủ điều kiện thì sao? Có thể họ sẽ phải tìm cách mua nó trên thị trường quốc tế.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-12

Trong cuộc xung đột giữa Iran và Israel đang diễn ra, mặc dù Israel có lực lượng không quân hùng hậu trong khu vực, nhưng cũng rất khó khăn trong việc trả đũa Iran, do khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia ở cách xa nhau quá xa. Nếu tiến hành chiến dịch không kích vào lãnh thổ Iran, Không quân Israel phải có nhiều máy bay tiếp dầu trên không và phụ thuộc vào không phận các quốc gia khác.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-13

Trong khi Iran mặc dù có lực lượng không quân được cho là “què quặt” vì lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, nhưng bù lại, họ có hàng “mớ” tên lửa đạn đạo các loại có thể tấn công bao trùm lãnh thổ Israel và toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông và một phần ở châu Âu.

Ten lua dan dao bi bo quen toa sang tren chien truong Nga-Ukraine-Hinh-14

Nhìn chung, thời điểm này tên lửa đạn đạo hoàn toàn đáp ứng tiêu chí của một vũ khí tấn công tầm xa, nhưng có giá rẻ. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng dễ khai thác, sử dung, không cần đòi hỏi nhiều hạ tầng như lực lượng không quân. Do vậy trong cơ cấu quân sự tương lai, nó có thể đóng một vai trò quan trọng hơn. (Nguồn ảnh: IRNA, Sputnik, Ukrinform, Wikipedia).

Theo Đời sống
back to top