Tập thở, vũ khí sinh tồn chống Covid-19

Chỉ cần thở đúng cách, đúng thời điểm chuyển nặng trong khi chờ nhân viên y tế hay chờ máy móc hỗ trợ và nhất là những thời điểm mà độc lực virus cao nhất, sẽ giúp ta vượt qua giai đoạn sinh tử- chia sẻ của BS Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TPHCM.

Tôi đã từng trải qua 20 ngày điều trị Covid-19 trên nền bệnh lý đái tháo đường. May mắn, tôi cũng đã chích đủ 2 mũi văcxin ngừa Covid-19.

hai-vo-chong-bs-tien.jpg
Hai vợ chồng BSCKII Nguyễn Văn Tiến hồi phục sau khi mắc Covid-19. 

Phổi tôi từng trắng xoá gần hết 2 phế trường! Lúc ấy như ai bóp nghẹt cổ họng của mình không thở được phải nằm hít từng luồng oxy mà tưởng chừng như không còn không khí thở!

Hàng loạt các thuốc điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế đã được áp dụng, dần dần tôi thở lại được.

Cũng may là trước đây hàng ngày tôi đã thành thạo các tư thế tập thở vì tôi biết trước sau gì cũng nhiễm bệnh.

Nghe nói rất đơn giản, chỉ vài động tác hít thở, tuy nhiên thực hiện đúng cực kỳ khó khăn và nhất là phải kiên trì luyện tập thành thạo giống như một phản xạ cơ thể.

Phản xạ này cực kỳ hữu ích, nhất là sẽ mang lại sự sống cho những ai bị nhiễm Covid-19 trong cơn đại dịch hiện nay.

Tôi không phủ nhận hiệu quả điều trị của những thuốc kháng virus thế hệ mới và nhất là những can thiệp hiện đại của dụng cụ, máy móc nếu bệnh diễn tiến nặng có thể tử vong.

Nhưng hãy nhìn xem nguyên nhân tử vong do Covid-19 tăng cao hiện nay: Do cao tuổi, do bệnh nền, do diễn biến nhanh không theo dõi, do chuyển đến bệnh viện chậm, do thiếu máy móc, trang thiết bị y tế và nhất là thiếu nhân viên y tế...

Virus cực độc, cực nhanh có thể tấn công toàn bộ đường hô hấp, gây ra tình trạng đông cứng từng phế nang, từng tiểu thuỳ phổi của mình, đóng tất cả các cửa không cho phổi nhận oxy... Thế là trong nháy mắt chúng ta sẽ cứng phổi mà tử vong do không có oxy.

Lúc này dù có đưa máy “bắn” không khí vào nhưng phổi chúng ta sẽ phản xạ gồng cứng và đóng chặt các cửa sổ phế nang cho nên sẽ nhận rất ít những luồng không khí dẫn đến cơ thể thiếu oxy mà tử vong!

Trong những ngày thập tử nhất sinh, nhất là khi bệnh lan tràn như hiện nay, trong khi chờ đợi can thiệp của các phương pháp cấp cứu, tự thở là một vũ khí sinh tồn để vượt qua cửa tử.

tap-tho.jpg

Tập thở không những hạn chế một số bệnh lý từ đường hô hấp mà còn là yếu tố sống còn để chiến thắng Covid-19. Bằng chứng chỉ một vài ngày hậu Covid-19 do tổn thương phổi trầm trọng, hiện tại tôi cảm thấy làm chủ được hơi thở của mình.

Để tăng cường sức khỏe sức đề kháng mỗi người nên tập thể dục hàng ngày ít nhất từ 30 phút đến một giờ. Tuỳ theo điều kiện tuỳ theo tuổi và sức khỏe mà lựa chọn môn tập phù hợp: như đá banh, bóng chuyền, bóng rổ , tenis, đánh golf, đi bộ, tập gym tập yoga.. Bên cạnh đó, nếu lỡ bị nhiễm SARS-CoV-2, để vượt qua những thời khắc sinh tử, bạn nên trang bị “vũ khí thoát tử” - TẬP THỞ.

Nên tập thở ở tư thế nằm nếu cơ thể yếu. Cần tập vừa sức. Nên cố gắng để tập đúng phần giữ hơi mở thanh quản vì đây là phần trọng tâm của động tác.

Cần hít thở đúng để tăng cường hô hấp đưa không khí vào sâu tận đáy phổi. Giữ hơi mở thanh quản, hõm cổ lõm, các cơ vùng ngực bụng luôn giữ được độ căng.

Khi bắt đầu dao động, bắt đầu hít vào luôn, trong quá trình dao động vẫn liên tục hít vào, khi kết thúc dao động mới thở ra.

Như vậy là giữ được nguyên tắc thở "giữ hơi mở thanh quản". Nếu tập lâu ngày đã quen với cách thở, các cơ hô hấp vùng ngực bụng đã mạnh có thể hít vào trước rồi tiếp tục giữ hơi trong lúc dao động..."

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ (Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3)

Theo Đời sống
back to top