Tập thể A7 Tân Mai xuống cấp: 16 năm sống trong sợ hãi

Từ lá đơn đầu tiên kêu cứu về sự xuống cấp của khu tập thể A7 Tân Mai năm 2008 đến nay, dù được gia cố hỗ trợ, nhưng người dân nơi đây vẫn thấp thỏm sống trong những căn hộ ngày càng xuống cấp.
Khu nhà tập thể A7 Tân Mai, phố Nguyễn Chính, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhiều năm qua đã xuống cấp nghiêm trọng. Cư dân nơi đây hàng ngày đối mặt với nỗi lo với những vết nứt, đứt gãy xuất hiện khắp nơi, có thể sập bất cứ lúc nào.

Khu nhà tập thể A7 Tân Mai, phố Nguyễn Chính, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhiều năm qua đã xuống cấp nghiêm trọng. Cư dân nơi đây hàng ngày đối mặt với nỗi lo với những vết nứt, đứt gãy xuất hiện khắp nơi, có thể sập bất cứ lúc nào.

Ông Nguyễn Quang Gắng, 75 tuổi cho biết: “Tôi ở đây từ 31/12/1984. Khu tập thể A7 này là của 3 cơ quan: Cơ điện Trần Phú, Cơ giới xây dựng, Bê tông Thịnh Liệt, tổng cộng có 57 hộ gia đình. Lá đơn đầu tiên gửi đến cơ quan chức năng báo cáo sự xuống cấp của khu tập thể là ngày 20/4/2008. Năm 2011, sự xuống cấp của nhà A7 đã được TP Hà Nội giao cho HUD 6 lập dự án quy hoạch, khi đó người dân chúng tôi mừng lắm, yên tâm và chờ đợi. Nhưng không biết sao cho đến nay chưa được triển khai”.

Ông Nguyễn Quang Gắng, 75 tuổi cho biết: “Tôi ở đây từ 31/12/1984. Khu tập thể A7 này là của 3 cơ quan: Cơ điện Trần Phú, Cơ giới xây dựng, Bê tông Thịnh Liệt, tổng cộng có 57 hộ gia đình. Lá đơn đầu tiên gửi đến cơ quan chức năng báo cáo sự xuống cấp của khu tập thể là ngày 20/4/2008. Năm 2011, sự xuống cấp của nhà A7 đã được TP Hà Nội giao cho HUD 6 lập dự án quy hoạch, khi đó người dân chúng tôi mừng lắm, yên tâm và chờ đợi. Nhưng không biết sao cho đến nay chưa được triển khai”.

“Ngày 17/5/2010 TP Hà Nội cho giám định lần đầu và xếp vào độ nguy hiểm cấp C. Đến năm 2016, tập thể A7 vẫn là cấp độ C. Theo tôi nghĩ, Thành phố cần cho giám định lại cho khách quan, thực trạng đang ở cấp độ nào. Như vừa qua, khi cơn bão số 3 vào Hà Nội, chúng tôi rất lo lắng vì được biết sẽ có mưa to, gió lớn. Rất may là chính quyền quận Hoàng Mai và phường Tân Mai đã hỗ trợ người dân di dời. Sau bão, UBND quận Hoàng Mai đã lập đội giám định kiểm tra, đánh giá chất lượng nhà A7”, ông Gắng chia sẻ.

“Ngày 17/5/2010 TP Hà Nội cho giám định lần đầu và xếp vào độ nguy hiểm cấp C. Đến năm 2016, tập thể A7 vẫn là cấp độ C. Theo tôi nghĩ, Thành phố cần cho giám định lại cho khách quan, thực trạng đang ở cấp độ nào. Như vừa qua, khi cơn bão số 3 vào Hà Nội, chúng tôi rất lo lắng vì được biết sẽ có mưa to, gió lớn. Rất may là chính quyền quận Hoàng Mai và phường Tân Mai đã hỗ trợ người dân di dời. Sau bão, UBND quận Hoàng Mai đã lập đội giám định kiểm tra, đánh giá chất lượng nhà A7”, ông Gắng chia sẻ.

Chị Nguyễn Hồng Thuỷ, phòng 507 cho biết: “Tầng 5 là tầng cao nhất của khu tập thể này, cứ khi nào trời mưa thì ngoài ban công gió hắt còn bên trong nhà thì thấm dột. Tôi ở đây được 20 năm rồi, căn phòng này bố mẹ tôi để lại. Cả toà nhà giờ đã nghiêng về bên phải, cầu thang thì rạn nứt. Thỉnh thoảng gia đình phải tự sửa chữa, chống thấm”.

Chị Nguyễn Hồng Thuỷ, phòng 507 cho biết: “Tầng 5 là tầng cao nhất của khu tập thể này, cứ khi nào trời mưa thì ngoài ban công gió hắt còn bên trong nhà thì thấm dột. Tôi ở đây được 20 năm rồi, căn phòng này bố mẹ tôi để lại. Cả toà nhà giờ đã nghiêng về bên phải, cầu thang thì rạn nứt. Thỉnh thoảng gia đình phải tự sửa chữa, chống thấm”.

Bà Nguyễn Thị Hào, phòng 402 năm nay đã 80 tuổi, vừa chống ba toong vừa có người nhà dìu. Bà kể, đợt bão vừa qua bà phải sơ tán tới nhà người thân, đến hôm nay mới về. Bà bảo ở đây quen rồi, có bà con làng xóm láng giềng nên nhớ lắm.

Bà Nguyễn Thị Hào, phòng 402 năm nay đã 80 tuổi, vừa chống ba toong vừa có người nhà dìu. Bà kể, đợt bão vừa qua bà phải sơ tán tới nhà người thân, đến hôm nay mới về. Bà bảo ở đây quen rồi, có bà con làng xóm láng giềng nên nhớ lắm.

Những vết nứt của các tầng tại tập thể A7.

Những vết nứt của các tầng tại tập thể A7.

Vết nứt to và dài dọc bức tường chiếu nghỉ cầu thang tầng 3.

Vết nứt to và dài dọc bức tường chiếu nghỉ cầu thang tầng 3.

Lỗ thông hơi bị vỡ rộng, người dân đã dùng dây thép để chằng lại cho đảm bảo an toàn.

Lỗ thông hơi bị vỡ rộng, người dân đã dùng dây thép để chằng lại cho đảm bảo an toàn.

Theo Đời sống
back to top