Táo đỏ cực bổ dưỡng nhưng 3 nhóm thực phẩm không nên ăn cùng

Dù rất bổ dưỡng nhưng nếu như dùng táo đỏ sai cách, không những không phát huy được tác dụng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

Táo đỏ thường được lựa chọn là nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe như hầm sâm, hầm thuốc bắc, gà tần,… Hơn nữa, chúng còn được kết hợp chung với một số nguyên liệu khác như kỷ tử để làm ra các loại trà thanh nhiệt như trà táo đỏ kỷ tử, trà táo đỏ hoa cúc, trà dưỡng nhan….

Trong quả táo chứa ít calo nhưng giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin. Một khẩu phần táo tàu thô nặng 100 gram (bằng khoảng 3 quả) gồm có:

Lượng calo: 79

Chất đạm: 1 gram

Chất béo: 0 gram

Carb: 20 gram

Chất xơ: 10 gram

Vitamin C: 77% hàm lượng cần thiết hàng ngày.

Kali: 5% hàm lượng cần thiết hàng ngày.

Hơn nữa, trong táo đỏ có chứa một số khoáng chất như: canxi, photpho, magie cùng một lượng vitamin B phức hợp nhất định tốt cho sức khoẻ.

Táo đỏ cực bổ dưỡng nhưng 3 nhóm thực phẩm không nên ăn cùng. Ảnh minh họa

Táo đỏ cực bổ dưỡng nhưng 3 nhóm thực phẩm không nên ăn cùng. Ảnh minh họa

Tác dụng của táo đỏ đối với sức khỏe

Tăng cường hệ miễn dịch

Táo đỏ giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, và tiểu đường. Hàm lượng vitamin C cao trong táo đỏ cũng tăng cường hệ miễn dịch và giúp giảm stress, hạn chế viêm nhiễm gan.

Giúp cải thiện giấc ngủ

Chiết xuất từ hạt và quả táo đỏ đã được chứng minh giúp tăng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, táo đỏ thường được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ người mất ngủ và có rối loạn lo âu.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Với hàm lượng chất xơ cao, táo đỏ có công dụng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách sản sinh ra nhiều các lợi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Hỗ trợ chức năng thận

Táo đỏ có nồng độ creatinin và ure đã được chứng minh có khả năng cải thiện chức năng của thận. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh thận. Thường xuyên tiêu thụ một lượng táo đỏ vừa phải mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh và cải thiện sức khỏe.

Tăng cường trí nhớ

Các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa trong táo đỏ có khả năng bảo vệ não và hỗ trợ tăng cường trí nhớ. Có nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ thành phần của táo đỏ có thể giúp trong điều trị chứng bệnh Alzheimer ở động vật. Ngoài ra, chiết xuất từ hạt táo tàu đã được công bố trong tạp chí Ethnopharmacology có khả năng giảm triệu chứng của rối loạn lo âu ở liều thấp.

Giúp cải thiện sức khỏe tim và huyết áp

Táo đỏ cung cấp kali, mangan, flavonoid, triterpenoid và polysaccharide, có thể giúp cải thiện mạch máu, kiểm soát huyết áp, và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Trẻ hóa làn da

Với các hợp chất chống oxy hóa chủ yếu như flavonoid, polisaccarit và axit triterpenoid, táo đỏ giúp chị em kéo dài tuổi xuân bằng cách giữ cho làn da luôn tươi trẻ, rạng ngời. Vitamin C trong táo đỏ có khả năng thúc đẩy sản xuất collagen, một loại protein quan trọng giúp da đàn hồi và mịn màng. Điều này giúp làm giảm nếp nhăn và tăng cường sự tươi trẻ của làn da.

Thực phẩm không nên kết hợp cùng táo đỏ?

Hải sản

Táo đỏ chứa nhiều tanin, một chất có thể kết hợp với protein trong hải sản tạo thành các hợp chất khó tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Hải sản chứa nhiều asen pentavenlent, khi kết hợp với vitamin C có trong táo đỏ, asen pentavenlent có thể chuyển hóa thành thạch tín (asen trioxide), gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn táo đỏ cùng lúc hoặc ngay sau khi ăn hải sản. Hãy để cách nhau ít nhất 2 tiếng để đảm bảo an toàn.

Gan động vật

Táo đỏ và gan động vật đều là nguồn cung cấp dồi dào chất sắt và đồng. Khi tiêu thụ cùng lúc, cơ thể có thể hấp thụ quá nhiều các khoáng chất này, dẫn đến tình trạng dư thừa. Dư thừa sắt và đồng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương gan, tim, tuyến tụy và hệ thần kinh.

Hành lá

Theo Đông y, táo đỏ có tính ôn, vị ngọt, quy kinh tỳ và vị, có tác dụng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết an thần. Trong khi đó, hành lá có tính ôn, vị cay, quy kinh phế, có tác dụng phát tán phong hàn, thông dương hoạt lạc. Hai loại thực phẩm này có tính chất đối lập nhau, khi kết hợp có thể gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể.

Sự kết hợp giữa táo đỏ và hành lá có thể gây ra các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy do sự xung đột về tính chất của hai loại thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, tốt nhất bạn nên tránh kết hợp táo đỏ và hành lá trong cùng một bữa ăn hoặc sử dụng chúng cách nhau một khoảng thời gian nhất định.

Lưu ý khác khi ăn táo đỏ

Không nên ăn táo đỏ khi đang đói bụng vì có thể gây kích ứng dạ dày.

Không nên ăn quá nhiều táo đỏ cùng mt lúc, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người cao tuổi, vì có thể gây nóng trong, táo bón.

Nên chọn táo đỏ có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua táo đã bị ẩm mốc hoặc hư hỏng.

Trước khi sử dụng, nên rửa sạch táo đỏ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Theo VietnamDaily
back to top