Các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa tham dự hội thảo.
Thiếu hụt dinh dưỡng những năm đầu đời cản trở sự phát triển ở trẻ
Những thiếu hụt về dinh dưỡng có thể dẫn đến bệnh tật và cản trở sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch và giảm khả năng hồi phục sau khi bị bệnh của trẻ.
Tại Việt Nam, hiện có tới 24,6% trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi và chính phủ đặt mục tiêu giảm tỷ lệ này xuống 23% vào năm 2020. Nhằm tập hợp các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa trong nước và quốc tế để cùng cập nhật các phương pháp điều trị và giải pháp dinh dưỡng, giúp các chuyên gia y tế Việt Nam chăm sóc tốt hơn cho trẻ, Hiệp hội Nhi khoa Việt Nam và công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu Abbott đã phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề mang tên: “Vai trò của chuyên gia y tế trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong bệnh viện và tại cộng đồng” vừa qua tại Hà Nội.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã chia sẻ những chứng minh lâm sàng về lợi ích của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống đối với tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ, đồng thời xem xét các giải pháp cho trẻ em Việt Nam.
Những nghiên cứu lâm sàng quốc tế đã chứng minh tác động của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống trong thời gian dài giúp trẻ cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, cải thiện miễn dịch và trẻ ăn uống đa dạng hơn.
Các chuyên gia cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết giúp trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng.
Với trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, việc can thiệp dinh dưỡng bằng bổ sung dinh dưỡng đường uống có thể cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển cũng như giải quyết các nguyên nhân thiếu vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, cải thiện tình trạng dinh dưỡng tổng thể và sự tăng trưởng của trẻ.
Cải thiện dinh dưỡng giảm số ngày ốm
Những lợi ích đáng kể của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống đã được chứng minh lâm sàng bao gồm sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng, cải thiện miễn dịch, giảm số ngày ốm, cải thiện sự thèm ăn và trẻ ăn uống đa dạng hơn.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy những trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, trẻ kén chọn ăn uống được cung cấp dinh dưỡng bổ sung bằng đường uống mỗi ngày, cha mẹ của trẻ được tư vấn việc chuẩn bị bữa ăn, kết quả các nghiên cứu cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện rõ rệt, trẻ ăn ngon miệng hơn chỉ sau 4 tuần;
Trẻ tăng cân khỏe mạnh sau 8 tuần và chiều cao tăng nhanh sau 12 tuần; tăng cường sức đề kháng, giảm số ngày bệnh sau 16 tuần; sau 48 tuần, can thiệp bao gồm tư vấn ban đầu về chế độ dinh dưỡng và sử dụng dinh dưỡng bổ sung bằng đường uống thường xuyên đã giúp duy trì tăng trưởng bình thường sau khi đã bắt kịp đà tăng trưởng ở trẻ mắc nguy cơ về dinh dưỡng.
Hơn nữa, việc can thiệp dinh dưỡng này còn làm tăng tiêu thụ các loại thức ăn đa dạng hơn, bao gồm hoa quả, rau và các thức ăn giàu protein.
Lợi ích của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống đối với trẻ em Việt Nam cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng mang tên “Bổ sung dinh dưỡng đường uống cải thiện tăng trưởng thể chất và sự thiếu hụt vi chất ở trẻ thấp còi” đã được trình bày tại Hội nghị Quốc tế về Dinh dưỡng và Tăng trưởng lần thứ 5 (N&G 2018), diễn ra vào tháng 3/2018.
Đây là nghiên cứu do TS. Ninh Thị Nhung, Đại học Y Dược Thái Bình tiến hành để đánh giá tác động của việc bổ sung dinh dưỡng đường uống trên tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất ở trẻ ở trẻ từ 24 đến 48 tháng.
Sau 6 tháng can thiệp, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự tăng trưởng trọng lượng trung bình ở các trẻ được nghiên cứu là 1,8kg và tăng trưởng chiều cao trung bình là 4,8cm; Giảm thiếu máu, albumin và kẽm sau khi can thiệp.
TS. Francisco Rosales, GĐ Y khoa, Phòng nghiên cứu và phát triển Abbott Nutrition, Hoa Kỳ cho biết: “Các chứng minh lâm sàng cho thấy việc sử dụng lâu dài thực phẩm bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng tổng thể, lấp đầy các thiếu hụt về dinh dưỡng ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng hay trẻ kén chọn ăn uống”.
KT