Tận mục loài bướm lớn nhất thế giới, có trong Sách Đỏ Việt Nam
Thiên Trang (TH)
Bướm khế (Attacus Atlas) được biết đến là loài bướm lớn nhất thế giới, đã được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam.
Bướm khế có chiều dài sải cánh từ 25 - 30 cm và được mô tả lần đầu bởi nhà động vật học nổi tiếng Carl Linnaeus trong cuốn sách xuất bản vào năm 1758.
Loài bướm này là loài bướm đêm đặc hữu, sống chủ yếu ở rừng nhiệt đới khô, rừng thứ sinh và cây bụi tại các khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Bướm khế thường thực hiện chiến thuật tự vệ bằng cách rơi xuống sàn và vỗ cánh mô phỏng động tác của rắn khi gặp nguy hiểm.
Mặc dù có vẻ ngoài độc đáo và thu hút, bướm khế có tuổi thọ ngắn, chỉ sống khoảng 1 - 2 tuần, phần lớn do chiếc cánh khổng lồ tiêu tốn năng lượng nhanh chóng.
Bướm khế cái thường lớn và nặng hơn bướm đực nhiều.
Trong quá trình thụ tinh, bướm khế đực sẽ bay đến vị trí của bướm khế cái để thụ tinh. Sau khi đẻ trứng, bướm cái thường chết đi.
Trứng của loài bướm lớn nhất thế giới này có kích thước nhỏ, giống như hạt gạo tròn, và có màu xanh lục.
Sâu bướm ăn lá cây và không gây hại cho con người.
Quá trình phát triển từ trứng đến bướm hoàn thiện mất khoảng 2 tháng.
Việt Nam đang nỗ lực bảo tồn loài bướm khế, một trong ba loài bướm được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam, để ngăn chặn tình trạng nguy cấp của chúng.