BSCK2 Trần Trọng Trí, khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy, cô gái trên bị ung thư tinh hoàn là do tinh hoàn ẩn trên bệnh nhân lưỡng giới thật thể khảm.
Đây được xem là trường hợp lưỡng giới với bộ nhiễm sắc thể khảm 46, XX/46, XY đầu tiên trên bệnh nhân lớn tuổi bị ung thư tinh hoàn được phát hiện và phẫu thuật – hóa trị tại Việt Nam.
Giải thích về chuyện nữ giới có tinh hoàn, PGS.TS Nguyễn Thị Hoàn, Nguyên trưởng khoa Tiết Niệu, Bệnh viện Nhi TW, nguyên nhân của tình trạng lưỡng giới có thể là sự đột biến gen, sự thiếu hụt men chuyển hoá ở người mẹ, gây nên tình trạng mù mờ lưỡng giới. Cũng có thể là do bộ phận sinh dục không tương ứng với hormon sinh dục mà họ mang trong mình…
Lưỡng giới (giới tính mập mờ) là tình trạng một người trên cùng cơ thể có cả bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ, khiến khó xác định giới tính cho người đó.
Các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy tư vấn cho bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn |
Chẳng hạn như đối với người mắc bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh do tuyến thượng thận không biệt hoá được enzym, cơ thể không tổng hợp được cortisol, ngay từ trong bào thai bộ phận sinh dục ngoài của trẻ gái đã phát triển theo hướng nam hoá, làm cho âm vật phát triển như dương vật.
Cũng có khi do loạn sản sinh dục. Trong thời kỳ bào thai phát triển, các nhiễm sắc thể quy định giới tính X, Y không biệt hoá được; một số trường hợp hỏng hẳn nhiễm sắc thể quy định giới tính nam (Y) nên đứa trẻ sinh ra có hiện tượng lưỡng giới.
Có cậu bé sinh ra, những cái gì nhìn được ở bên ngoài là con trai, song bên trong cơ thể lại tồn tại cả buồng trứng hay di tích bộ phận giới tính của nữ giới. Ngược lại, có bé gái ra đời, được khai sinh là nữ, nhưng bên trong cũng có dấu hiệu của bộ phận sinh dục nam.
Cũng không hiếm các trường hợp bị lưỡng tính thật, nghĩa là trên cùng cơ thể có cả bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ, khiến khó xác định giới tính cho người đó.
Nguy cơ lớn nhất và bị coi là nguy cơ rõ rệt nhất của ung thư tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, có thể định cư trong ổ bụng hay trên thành bụng.
Đây là nguy cơ cần được lưu ý hàng đầu trong ung thư tinh hoàn (với tỷ lệ ~ 2,5-14%). Tinh hoàn ở trong bụng thì nguy cơ mắc cao hơn 4 lần so với ở vị trí trên thành bụng.
Do vậy, tất cả những người mà có tinh hoàn ẩn, nên được phẫu thuật ngay để đưa tinh hoàn xuống bìu và cần phải theo dõi tối thiểu là 3-5 năm sau đó.
“Ung thư tinh hoàn là trường hợp rất thường gặp ở những trường hợp mà tinh hoàn còn ẩn trong ổ bụng, đặc biệt ở các trường hợp rối loạn giới tính như có đồng thời 2 cơ quan sinh dục trên 1 cơ thể.
Vì vậy, người bệnh cũng như thân nhân bệnh nhân nếu chẳng may ở trong tình trạng này thì đừng ngần ngại đến cơ sở y tế có chuyên khoa Tiết niệu để được thăm khám, kiểm tra, đánh giá kịp thời nhằm tránh những hệ quả nặng nề có thể xảy ra”- BSCK2 Vương Đình Thy Hảo, Phó khoa Hóa trị bệnh viện Chợ Rẫy nhấn mạnh.