Tái nhiễm sau lần đầu mắc Covid-19 cách nhau 9 tháng

Khảo sát 353.326 người nhiễm Covid-19 ở Qatar, 1.304 trường hợp tái nhiễm. Thời gian trung bình giữa lần bị bệnh đầu tiên và lần tái nhiễm là khoảng 9 tháng.

Khi người tái nhiễm Covid-19, tỷ lệ phải nhập viện hoặc tử vong thấp hơn 90% so với lần nhiễm Covid-19 đầu tiên.

bn-covid-binh-phuc.jpg
Khi người tái nhiễm Covid-19, tỷ lệ phải nhập viện hoặc tử vong thấp hơn 90% so với lần nhiễm Covid-19 đầu tiên.

CNN đưa tin, kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học New England cho thấy, qua khảo sát 353.326 người nhiễm Covid-19 ở Qatar, rất ít trường hợp tái nhiễm. Đồng thời các trường hợp tái nhiễm, triệu chứng thường nhẹ.

Làn sóng dịch Covid-19 đầu tiên ở Qatar xảy ra từ tháng 3 - tháng 6/2020. Cuối cùng, khoảng 40% dân số có kháng thể có thể chống lại dịch bệnh Covid-19.

Quốc gia này sau đó có thêm hai đợt nữa từ tháng 1 - tháng 5/2021. Đây là trước khi có biến thể dễ lây lan Delta xuất hiện.

Để xác định thời gian tái nhiễm là bao lâu, bao nhiêu người bị tái nhiễm và tình trạng bệnh, các nhà khoa học từ Weill Cornell Medicine - Qatar đã so sánh hồ sơ của những người bị nhiễm Covid-19 được xác nhận bằng PCR từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2021.

Họ đã loại trừ 87.547 người đã tiêm văcxin.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số các trường hợp còn lại có 1.304 trường hợp tái nhiễm. Thời gian trung bình giữa lần bị bệnh đầu tiên và lần tái nhiễm là khoảng 9 tháng.

Trong số những người bị tái nhiễm, chỉ có 4 trường hợp nghiêm trọng đến mức phải nhập viện, nhưng không có trường hợp nào nghiêm trọng phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.

Trong khi những ca mắc bệnh lần đầu, 28 trường hợp được coi là nguy kịch.

Không có trường hợp tử vong trong nhóm tái nhiễm, trong khi có bảy trường hợp tử vong trong lần nhiễm Covid-19 đầu tiên.

Một nghiên cứu được thực hiện ở Đan Mạch trước đó cho thấy hầu hết những người có Covid-19 dường như được bảo vệ khỏi sự tái nhiễm và duy trì ổn định trong khoảng 6 tháng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia ở Khoa Bệnh Truyền nhiễm & Y tế Quốc tế của Đại học Nam Florida (Mỹ), mọi người cần phải cẩn thận để không quan niệm sai lầm rằng không cần phải tiêm văcxin phòng nếu họ đã bị bệnh Covid -19. Đặc biệt khi virus gây ra bệnh Covid-19 để lại nhiều ảnh hưởng lâu dài.

Theo Đời sống
back to top