<p><strong>Nguyễn Thị Lan </strong><em>(Đồng Nai)</em>.</p> <p>Đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt rất cao, có thể tạo vị ngọt gấp 30 lần so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) và tuyệt nhiên không hề có một giá trị dinh dưỡng nào khác.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate - một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam vì tác hại của đường hóa học này có thể gây ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền...</p> <p>Vì thế, để tránh tình trạng lạm dụng đường hóa học trong chế biến thực phẩm hiện nay, chỉ sử dụng các loại chất tạo ngọt nhân tạo có trong danh mục được phép lưu hành của Bộ Y tế. Đồng thời, người tiêu dùng nên sử dụng các loại thực phẩm có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, hạn chế ăn ở các quán hàng ven đường để đảm bảo sức khỏe.</p> <p>Tại địa phương, chính quyền cơ sở cần tăng cường tuyên truyền cho các tiểu thương về tác hại cũng như cung cấp thông tin, liều lượng cho phép về các loại chất tạo ngọt... để sử dụng an toàn trong chế biến thực phẩm.</p> <div> <div> <div> </div> </div> </div>