Những cuộc không kích đánh phá một số vị trí đóng quân, cụm phương tiện quân sự của tổ chức Hay'at Tahrir al-Sham (HTS,thuộc al-Qaeda Syria) - đây là lực lượng đang thống trị thực tế Greater Idlib.
Không quân Nga cũng không kích các nhóm khủng bố Al-Qaeda Syria ở ngoại ô thị trấn Darat Izza, phía tây Aleppo.
Trước đó, ngày 25/12, hàng loạt cuộc không kích của không quân Nga đã đánh phá một số vị trí của HTS gần thị trấn Ma'arrat Misrin, phía đông Idlib.
Không quân Nga tiến hành các cuộc không kích do phát hiện được các hoạt động cơ động di chuyển binh lực của khủng bố lên vùng chiến tuyến giáp ranh với quân đội Syria, cùng với những cuộc tấn công hỏa lực, vi phạm lệnh ngừng bắn ở Idlib, do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian ký kết năm 2020.
Trong phần lớn thời gian giữa tháng 12, tình hình chiến sự ở Greater Idlib khá bình lặng.
Trong vùng đang diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, lực lượng khủng bố HTS và các nhóm khủng bố Al-Qaeda rơi vào tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm và vật phẩm y tế. Và phải tìm kiếm các nguồn cung cấp khác nhằm đảm bảo khả năng chiến tranh của các tay súng cực đoan.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang phải đối mặt với những khó khăn từ lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến có số lượng quân lớn. Do không thể thu được nhiều lương thực từ người dân, các nhóm thánh chiến và Hồi giáo cực đoan đòi hỏi sự cung cấp từ phía Ankara.
Tình hình kéo dài khiến chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải chịu áp lực nặng nề, nhưng mục tiêu chính trị vẫn chưa đạt được.
Tình hình ở Greater Idlib, trong một mức độ nào đó, phù hợp với mục tiêu vô hiệu hóa các nhóm Hồi giáo vũ trang bất hợp pháp và khủng bố của Damascus và Nga.
Nếu các cuộc khủng hoảng lương thực và vật chất y tế tiếp tục kéo dài, có thể các nhóm thánh chiến sẽ kêu gọi viện trợ nhân đạo từ các nước phương Tây, để duy trì sức chiến đấu và tổ chức các cuộc tấn công khiêu khích vào vùng do chính quyền Syria kiểm soát.
Cuộc chiến trên chiến trường Greater Idlib có thể có những bước ngoặt bất ngờ trong năm 2022.