<div> <p>Đi ăn cỗ, lấy phần là thói quen từ xưa của người dân ở một số vùng nông thôn.</p> <p>Đến các đám cưới, giỗ chạp ở miền quê, không khó để bắt gặp hình ảnh những ông già, bà lão cầm chiếc túi nilon gói miếng giò, thịt gà mang về cho cháu.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Sự thật việc đi ăn cỗ lấy phần bị phạt tiền ở Nam Định" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/30/chuyen-la-o-nam-dinh-di-an-co-lay-phan-bi-phat-tien.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Ăn cỗ chia phần là thói quen của người dân ở nhiều vùng nông thôn</td> </tr> </tbody> </table> <p>Tuy nhiên mới đây nhiều người không khỏi bất ngờ khi thông tin một xã trên địa bàn huyện Giao Thủy (Nam Định) đưa ra quy định: 'Gia đình nào có cỗ bàn, để khách mang phần về sẽ bị phạt tiền'.</p> <p>Theo đó, mỗi cặp vợ chồng đến đăng ký kết hôn trên xã sẽ đặt cọc 3 triệu đồng.</p> <p>Khi tổ chức cỗ cưới, gia đình nào vi phạm sẽ bị xử phạt, trừ vào số tiền đã đặt cọc. Ví dụ, 1 người lấy phần gia chủ có thể bị phạt 500.000 đồng, 2 người lấy phần gia chủ có thể bị phạt 1 triệu đồng…</p> <p>Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Thành Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy khẳng định, những thông tin trên là không đúng sự thật, không có căn cứ. </p> <p>'Địa phương tôi có nghị quyết của Ban Thường vụ huyện ủy về tăng cường quản lý nhà nước trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ... Các đám cưới, tang ma... đều phải tổ chức một cách văn minh, lịch sự. </p> <p>Chúng tôi không đưa ra bất cứ văn bản quy định nào về việc phạt tiền các gia đình để khách lấy phần mang về.</p> <p>Xã nào đưa ra quy định như vậy là hoàn toàn sai nguyên tắc và pháp luật. Nếu có chúng tôi sẽ yêu cầu xã giải trình và chấm dứt những quy định vô lý này', ông Mạnh khẳng định.</p> <p><br /> Trước đây, cuộc sống khó khăn, quanh năm ít có đồ ăn ngon nên người lớn đi dự đám cưới hay ăn cỗ đều để dành phần của mình, mang về cho trẻ con trong nhàDưới góc độ văn hóa dân gian, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ bày tỏ quan điểm: 'Chia cỗ lấy phần không phải phong tục mà là thói quen.</p> <p>Lâu dần, hành động này trở thành lệ ở nhiều miền quê. Có những gia chủ còn chu đáo chuẩn bị sẵn túi nilon cho khách lấy phần. Tôi nghĩ đây là việc không xấu, không sai trái. </p> <p>Tuy nhiên, ngày nay cuộc sống đã khấm khá hơn trước, thực phẩm dễ mua bán, tôi cho rằng không còn nhiều người giữ thói quen này'.</p> <p><span>Diệu Bình</span></p> </div> <p> </p>