Mực, bạch tuộc là thành viên não lớn của lớp Cephalopoda và thuộc nhóm Octopodiformes 8 chân hoặc Decapodiformes 10 chân, có cánh tay đầy cơ bắp, đầy lông hút. Tuy nhiên, chỉ mực ống, mực nang, mực đuôi dài mới có xúc tu và chỉ mực ma cà rồng mới có phần phụ dạng sợi được gọi là sợi tơ.
Morag Taite, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Aberystwyth ở Wales cho biết, sự khác biệt cơ bản là các cánh tay có một hàng mút chạy dọc theo chiều dài, trong khi các xúc tu chỉ có các mút ở đầu.
Nói một cách tổng thể, các giác mút giúp loài cephalopods bám sát hoặc cảm nhận thế giới xung quanh. Với 8 cánh tay được bao bọc bởi giác mút, bạch tuộc có thể đi lại, tóm lấy con mồi, bám vào các bề mặt như rạn san hô và "nếm" thông qua một giác quan. Còn loài mực bơi tự do, sử dụng xúc tu chủ yếu để săn mồi.
Lạ lùng hơn cả là những sợi dài được khoe ra bởi mực ma cà rồng (Vampyroteuthiserencenalis) được sử dụng để bắt và đưa thức ăn vào miệng.
Mặc dù sở hữu 2 sợi, nhưng mực ma cà rồng thường chỉ triển khai một sợi mỗi lần. Sau khi chúng rút một sợi tơ và kéo nó trên cánh tay, chúng tiết ra một chất nhầy kết dính với thức ăn, mực ma cà rồng sẽ nuốt mẩu sợi bọc chất nhầy đó.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Behavioral Processes, các giác hút của bạch tuộc có 10.000 thụ thể hóa học, cho phép nó nếm được những gì nó chạm vào, trong khi các giác hút ở đầu xúc tu của mực nang chỉ chứa khoảng 100 tế bào.