Soi báu vật 2.500 năm bất ngờ xuất hiện ở nơi cực vô lý
Thiên Trang (TH)
2.500 năm trước, tại một pháo đài cổ bị bỏ hoang ở làng Rupinpiccolo, Ý, đã xuất hiện một báu vật bí ẩn, được xem là "vượt thời gian".
Pháo đài này được xây từ khoảng 1800-1650 trước Công nguyên và bị bỏ hoang từ thế kỷ V trước Công nguyên, tức 2.600 năm trước.
Báu vật này được công bố bởi Viện Vật lý thiên văn quốc gia Ý (INAF), bao gồm hai tảng đá hình tròn được chạm khắc vào thế kỷ IV trước Công nguyên, tức 2.500 năm trước khi pháo đài bị bỏ hoang.
Trong đó, một tảng là biểu tượng Mặt Trời, một tảng khác là bản đồ thiên thể.
Các hình khắc trên tảng bản đồ vũ trụ gồm 29 hình khắc riêng lẻ của các thiên thể được chọn lọc, bao gồm chòm sao Thiên Yết, Lạp Hộ, Tiên Hậu, và cụm sao Thất Nữ.
Một ngôi sao nghi ngờ là Theta Scorpil, có thể quan sát được từ đồi nơi pháo đài tọa lạc vào khoảng năm 400 trước Công nguyên, không trùng khớp với bản đồ vũ trụ ngày nay, gợi ý có thể là một siêu tân tinh mới.
Các nhà khoa học lập luận rằng các hình khắc được chọn lựa một cách cẩn thận và chúng được chạm khắc bằng búa và đục.
Mặc dù vẫn còn tranh cãi về việc thiếu một số ngôi sao sáng, nhưng nếu xác nhận, đây sẽ là bản đồ thiên thể cổ nhất từng được phát hiện, đại diện cho hiểu biết "vượt thời gian".
Hiện, câu hỏi lớn vẫn là ai đã tạo ra chúng và với mục tiêu gì?