<div> <div> <ul> <li>Ca tử vong ở Italy trong ba ngày liên tiếp ở mức trên 200</li> <li><span>Đức</span> đóng cửa biên giới trên bộ với 5 nước, <span>Pháp</span> chuẩn bị "bán phong tỏa" toàn quốc</li> <li>Số ca nhiễm trên toàn thế giới vượt 162.000 người với 6.065 ca tử vong. Dịch đã lan đến 146 quốc gia và vùng lãnh thổ</li> </ul> </div> <h3>Ca nhiễm và tử vong ở các nước lần đầu vượt <span>Trung Quốc</span></h3> <p>Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm trên toàn thế giới ngoại trừ Trung Quốc đã vượt mốc 86.000 trường hợp.</p> <p>Trong khi đó, con số này ở Trung Quốc đại lục tính đến ngày 16/3 là 80.860 trường hợp. Số ca tử vong bên ngoài Trung Quốc cũng tăng lên 3.241 người, trong khi Trung Quốc đại lục tính đến cùng ngày đã ghi nhận 3.208 bệnh nhân qua đời vì mắc Covid-19.</p> <p>Nơi có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới vẫn là Italy với gần 25.000 bệnh nhân và hơn 1.800 ca tử vong. Xếp thứ 3 là <span>Iran</span> với gần 14.000 ca nhiễm và 724 ca tử vong tính đến ngày 15/3.</p> <p>Châu Âu đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là tâm điểm mới của đại dịch toàn cầu. Pháp đã có 127 ca tử vong và 5.423 bệnh nhân dương tính với virus corona. Trong khi đó, Tây Ban Nha là ổ dịch lớn thứ 2 tại châu lục với hơn 8.000 người mắc bệnh và gần 300 ca tử vong.</p> <h3>Italy có 368 người tử vong/ngày, cao hơn ngày chết chóc nhất ở Hồ Bắc lúc đỉnh dịch</h3> <p>Ngày 15/3, số ca tử vong vì nhiễm virus corona ở Italy nhảy vọt lên 1.809 trường hợp, tăng 368 người chỉ trong một ngày.</p> <p>Con số này cao hơn cả ngày chết chóc nhất ở Hồ Bắc của Trung Quốc trong giai đoạn đỉnh dịch là 254 ca tử vong ghi nhận trong ngày 12/2.</p> <p>Số người chết ở nước này tiếp tục tăng một cách đáng báo động. Trong ba ngày liên tiếp, mỗi ngày đất nước Nam Âu này ghi nhận hơn 200 ca tử vong vì virus corona.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="So ca nhiem va tu vong o cac nuoc lan dau vuot Trung Quoc hinh anh 1 1000_2020_03_16T053439.518.jpeg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/02/25/1000_2020_03_16t053439.518.jpeg.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Đấu trường Colosseum vắng vẻ tại Rome hôm 15/3 giữa lúc Italy tiếp tục duy trì lệnh phong tỏa trên cả nước để chống dịch. Ảnh: <em>AP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Italy đã bước sang ngày phong tỏa toàn quốc thứ 6, kể từ khi lệnh được Thủ tướng Giuseppe Conte ban bố vào ngày 9/3 nhằm ngăn chặn đà lây lan của chủng virus corona mới (SARS-CoV-2).</p> <p>Tuy nhiên, số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng nhanh trong vài ngày qua. Tính đến ngày 16/3, tổng số bệnh nhân dương tính ở nước này đã lên đến 24.747 trường hợp.</p> <p>Quốc gia Nam Âu cũng đồng thời là nước có số ca nhiễm và ca tử vong cao thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc đại lục.</p> <p>Thống đốc Attilio Fontana của vùng Lombardy cho biết tình hình dịch bệnh ở khu vực đang ngày một xấu đi. "Chúng tôi tiến gần đến ngưỡng không thể tiếp nhận điều trị cho người bệnh vì không còn giường bệnh trong các khoa hồi sức tích cực", ông cho biết. "Chúng tôi cần thêm máy móc thông khí phổi và trợ thở nhân tạo mà hiện nay đáng tiếc là chưa có thêm. Một khi những máy móc này được nhập về từ nước ngoài, chúng tôi sẽ chuyển sang thế chủ động".</p> <p>Trong khi đó, Thị trưởng Beppe Sala của thành phố Milan, cũng thuộc vùng Lombardy, cho biết chính quyền địa phương đã liên hệ được với các thành phố lớn ở Trung Quốc để đặt hàng khẩu trang y tế.</p> <p>Thống đốc vùng Veneto, ông Luca Zaia, kêu gọi người dân duy trì cách ly và tránh đẩy các bệnh viện địa phương vào tình trạng quá tải. "Nếu các bạn không tuân thủ quy định, hệ thống y tế sẽ sụp đổ và tôi buộc phải áp đặt lệnh giới nghiêm", ông cảnh báo.</p> <p>Tỷ lệ tử vong vì nhiễm virus ở Italy lên đến gần 8%, cao hơn nhiều so với con số 2-4% được ghi nhận tại tâm dịch Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch bệnh từ tháng 12/2019.</p> <p>Vùng Lombardy ở phía bắc là nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh với 1.218 ca tử vong, trong đó 252 bệnh nhân được ghi nhận trong vòng 24 giờ qua.</p> <p>Tỷ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số Italy cao nhất châu Âu, với gần 1/4 dân số trên 65 tuổi. Đây cũng là nhóm có rủi ro tử vong cao nhất đối với virus corona.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="So ca nhiem va tu vong o cac nuoc lan dau vuot Trung Quoc hinh anh 2 5719.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/03/5719.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Quảng trường Römerberg ở Frankfurt, Đức, đã vắng người giữa lúc nước này tiến hành siết chặt biên giới với các nước xung quanh. Ảnh: <em>AP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Đức đóng cửa biên giới trên bộ với 5 nước</h3> <p>Đức ngày 15/3 tuyên bố đóng cửa phần lớn biên giới trên bộ, khu vực tiếp giáp với các nước Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Đan Mạch và Luxembourg, theo thông báo của Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer.</p> <p>Viện Robert Koch - cơ quan kiểm soát dịch bệnh của chính phủ Đức - đã ghi nhận đến 4.838 ca dương tính với virus corona và 12 trường hợp tử vong. Mức tăng ca nhiễm trong vòng 24 giờ lên đến 1.043.</p> <p>Các biện pháp hạn chế đi lại tại biên giới không áp dụng đối với người đi làm phải qua lại biên giới, cũng như lưu thông hàng hóa giữa Đức và các nước láng giềng.</p> <p>Chính phủ Đức đồng thời ra lệnh cấm xuất khẩu các trang thiết bị bảo hộ y tế như khẩu trang, găng tay và trang phục chuyên dụng cho nhân viên y tế.</p> <p>Trường phổ thông và trường mẫu giáo trên toàn quốc tiếp tục đóng cửa đến sau lễ Phục sinh vào tháng 4. Hamburg, Berlin và Cologne ra lệnh đóng cửa tất cả quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim và nhà hát để hạn chế tụ tập đông người.</p> <p>Trước đó, chính phủ Đức đã cấm tổ chức các sự kiện có hơn 1.000 người tham gia.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="So ca nhiem va tu vong o cac nuoc lan dau vuot Trung Quoc hinh anh 3 4905.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/05/4905.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Quảng trường Cour Napoléon ở bảo tàng Louvre hoàn toàn vắng bóng người. Thủ tướng Pháp Édouard Philippe thông báo nước này đóng các siêu thị, nhà hàng và địa điểm giải trí từ nửa đêm 15/3 để ngăn chặn đà lây lan của dịch. Ảnh: <em>Getty. </em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Pháp chuẩn bị "bán phong tỏa" toàn quốc</h3> <p>Theo <em>Reuters</em>, chính phủ Pháp đang chuẩn bị sắc lệnh "bán phong tỏa" toàn quốc nhằm ứng phó dịch bệnh. Động thái này sẽ siết chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế đi lại và tiếp xúc xã hội đối với khoảng 66 triệu dân.</p> <p>Giới chức Pháp lo ngại người dân chưa nhận thức nghiêm túc về tình hình dịch bệnh và các cảnh báo lây nhiễm. Tính đến ngày 15/3, Pháp đã ghi nhận 127 ca tử vong và 5.423 bệnh nhân dương tính với virus corona.</p> <p>Nguồn tin của <em>Reuters</em> cho biết biện pháp giới nghiêm này sẽ có hiệu lực từ giữa đêm 17/3. Trước đó, Pháp từ ngày 15/3 bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại và tiếp xúc xã hội cứng rắn nhằm kéo phẳng đường cong phát triển của dịch bệnh.</p> <p>Mọi cơ sở kinh doanh các mặt hang không thiết yếu buộc phải đóng cửa, trừ nhà thuốc và siêu thị. Các địa điểm vui chơi giải trí và tập trung đông người như nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim và sân vận động thể thao dừng hoạt động.</p> <p>Thủ tướng Edourad Philippe đã kêu gọi người dân "hy sinh" khi thay đổi thói quen sinh hoạt để ngăn dịch bệnh lan rộng. Tuy nhiên, người dân trong ngày 15/4 vẫn tiếp tục sinh hoạt tại các công viên, bờ sông và địa điểm công cộng tại nhiều thành phố lớn từ Paris đến Marseille.</p> <p>Theo số liệu cập nhật đến ngày 16/3 của Đại học Johns Hopkins, tổng số ca nhiễm virus corona trên toàn thế giới đã vượt mốc 162.000 người, với ít nhất 6.065 ca tử vong. Dịch bệnh đã lan đến 146 quốc gia và vùng lãnh thổ trên mọi châu lục.</p> <figure class="video cms-video" data-video-src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/pctDAsOvbfo/b121bc086d488416dd59/8e8ca36ce4290d775438/720/bad716f4bcb455ea0ca5.mp4?authen=exp=1584456705~acl=/pctDAsOvbfo/*~hmac=e692ad9710fd3e7770ba9433a0343ab4" false="" source-url="/video-nguoi-dan-ra-ban-cong-vo-tay-dong-loat-co-vu-y-bac-si-chong-covid-19-post1059899.html"> <div> <video allowads="true" aspect="16:9" controls="controls" mediaid="bad716f4bcb455ea0ca5" muted="" onlyvietnam="false" playsinline="" poster="https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/qhj_jwrscslhfo/2020_03_15/Sequence_19.01_22_04_00.Still036.jpg" preload="none" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/wF1sESQMFZM/d272d75b061bef45b60a/1dc638267f63963dcf72/480/bad716f4bcb455ea0ca5.mp4?authen=exp=1584456705~acl=/wF1sESQMFZM/*~hmac=75c0f625fd5427feae4024ff9aabdb4a"><source label="Auto" src="https://znews-mcloud-mpl-s2.zadn.vn/iq-nzuMdY6s/whls/vod/0/XO21D_jjQ6X8I4im0RK/bad716f4bcb455ea0ca5.m3u8?authen=exp=1584413505~acl=/iq-nzuMdY6s/*~hmac=04906ca649ca34ff1966095473c68868" type="application/x-mpegURL" /><source label="SD" res="480" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/wF1sESQMFZM/d272d75b061bef45b60a/1dc638267f63963dcf72/480/bad716f4bcb455ea0ca5.mp4?authen=exp=1584456705~acl=/wF1sESQMFZM/*~hmac=75c0f625fd5427feae4024ff9aabdb4a" type="video/mp4" /><source label="HD" res="720" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/pctDAsOvbfo/b121bc086d488416dd59/8e8ca36ce4290d775438/720/bad716f4bcb455ea0ca5.mp4?authen=exp=1584456705~acl=/pctDAsOvbfo/*~hmac=e692ad9710fd3e7770ba9433a0343ab4" type="video/mp4" /></video> </div> <figcaption><strong><span>Người dân ra ban công vỗ tay đồng loạt cổ vũ y bác sĩ chống Covid-19</span></strong> Những người dân ở Madrid đứng trên ban công và nhoài ra khỏi cửa sổ để vỗ tay cổ vũ các bác sĩ và nhân viên y tế vào tối thứ Bảy sau một chiến dịch nhằm ngăn chặn Covid-19.</figcaption> </figure> <section class="section article-news-coverage" id="article-news-coverage"> <header class="section-title"> <h3> </h3> </header> <div> <div> <article article-id="1059975" class="article-item type-video" serie-id="" topic-id="5612,5637,5638"> <header> </header> </article> </div> </div> </section> </div>