Sinh viên "chia lửa" Bắc Giang: Làm mới biết vất vả không ngôn từ nào tả xiết

(khoahocdoisong.vn) - Khi trực tiếp trải nghiệm những công việc của nhân viên y tế trong đồ bảo hộ kín mít, các sinh viên chia sẻ, mới thấu nỗi vất vả không ngôn từ nào tả xiết.

Facebook "Huệ Nguyễn" đã trở thành một từ khóa tìm kiếm "hot" trên mạng xã hội sau khi bức ảnh một sinh viên mặc đồ bảo hộ kín mít với dòng chữ đằng sau lưng "Huệ Nguyễn chưa có người yêu" được lan truyền "chóng mặt".

Bức ảnh gây sốt cộng đồng mạng.

Bức ảnh gây sốt cộng đồng mạng.

Được biết, chủ nhân trong tấm ảnh đó là sinh viên, nằm trong 36 giảng viên, sinh viên của Học viện Y dược học Cổ truyền Hà Nội lên đường chi viện Bắc Giang dập dịch.

Các giảng viên, sinh viên Học viện Y dược học Cổ truyền Hà Nội lên đường chi viện Bắc Giang dập dịch.

Các giảng viên, sinh viên Học viện Y dược học Cổ truyền Hà Nội lên đường chi viện Bắc Giang dập dịch.

Những ngày nóng 40 độ C, mặc đồ bảo hộ kín mít, các sinh viên đã dùng bút nhớ ghi sau lưng đồ bảo hộ của nhau để có thể nhận ra nhau.

"Biệt đội săn Covid-19", "Huệ Nguyễn chưa có người yêu"... là những dòng chữ khiến cộng đồng mạng thích thú chia sẻ, vì sự hồn nhiên trong gian khó của các sinh viên đang chi viện ở tuyến đầu chống dịch.

Cô giáo Huỳnh Thị Hồng Nhung, thành viên trong đoàn chia sẻ, cô trò làm vậy để làm dịu bớt cái nóng của mùa hè, bộ đồ trông đỡ khô khan, có thêm tinh thần chống dịch. 

Sinh viên Thái Mai Thơ, K65 Khoa Vật lý, Trường Đaik học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ lý do xung phong làm tình nguyện viên lên Bắc Giang chống dịch là muốn góp sức lực để phòng chống dịch cho địa phương, ngăn chặn dịch bệnh không lây lan rộng. 

Khi tham gia tình nguyện, Thơ mới cảm nhận được nỗi vất vả không bút nào tả xiết của các nhân viên y tế. Ảnh: NVCC.

Khi tham gia tình nguyện, Thơ mới cảm nhận được nỗi vất vả không bút nào tả xiết của các nhân viên y tế. Ảnh: NVCC.

Mỗi ngày của Thơ đều đặn bắt đầu từ 7h sáng đến 16h chiều. Khi đến chốt thì phải mặc đồ bảo hộ, găng tay kín mít từ đầu đến chân luôn. Sau đấy sẽ đứng ở giữa đường đo nhiệt độ, kiểm soát lượng người ra vào tỉnh. Đến 12h thì đi ăn cơm trưa.

"Tuy trời nắng gắt nhưng mọi người cũng chỉ được nghỉ một lúc rồi lại thay phiên nhau đứng ra giữa đường tiếp. Những đợt dịch trước thì mình chỉ được đọc và biết đến những khó khăn khi dập dịch trên các mặt báo. Tuy nhiên, đúng là khi trực tiếp làm công việc này, mình mới cảm nhận được cái vất vả và khó khăn mà không ngôn từ nào diễn tả được hết cả. Dù nhiệm vụ chủ yếu của mình là tham gia công tác phòng chống dịch ở trạm chốt thôi, nhưng mình đã được trải nghiệm và nhìn cách mọi người làm việc thì đúng là vất vả thật sự", Thơ tâm sự.

Ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch Covid-19 tính đến ngày 31/5 là 24.413 người (đăng ký tình nguyện từ các trường đại học, cao đẳng, học viện ngành y trên cả nước), trong đó có 1.769 cán bộ, giảng viên; 22.644 sinh viên.

Theo Đời sống
back to top