Các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) đã phát hiện ra những điểm bất ngờ trong cách sự sống hồi sinh từ trận đại hồng thủy. Nghiên cứu chỉ ra rằng những đặc điểm tiến hóa thông thường về kích thước đã thay đổi không chỉ trong đợt tuyệt chủng hàng loạt, mà còn trong đợt hồi phục sau đó.
Pedro Monarrez, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi mong có thể sử dụng mẫu hóa thạch để dự đoán những gì sẽ tuyệt chủng và quan trọng hơn, những gì sẽ quay trở lại. Khi quan sát kĩ hơn các đợt tuyệt chủng và phục hồi 485 triệu năm dưới đại dương, chúng tôi có nhận ra một quy luật về những loài nào sẽ hồi sinh dựa trên kích thước cơ thể”.
Nghiên cứu này đã phát hiện ra những loài có kích thước cơ thể nhỏ hơn có xác suất tuyệt chủng bằng hoặc cao hơn loài có kích thước lớn hơn trong chi đó.
Ví dụ, những chi nhỏ hơn thuộc lớp crinoids - thường được biết đến với tên gọi hoa ly biển – rất dễ bị loại bỏ trong các đợt tuyệt chủng hàng loạt.
Các tác giả đã phát hiện ra một sự thay đổi về kích thước cơ thể trước và sau các đợt tuyệt chủng. Trong thời kì nền, những chi khi mới xuất hiện thường có kích thước lớn hơn về sau. Trong đợt hồi phục từ lần tuyệt chủng hàng loạt, đặc điểm tiến hóa này đã đổi ngược lại, cá thể đời đầu của hầu hết các loài đều vô cùng bé nhỏ so với những cá thể của loài sống sót sau trận đại hồng thủy.
Lớp chân bụng bao gồm các loại ốc biển là một trong các ngoại lệ. Lớp chân bụng có nguồn gốc trong khoảng thời kì phục hồi thường có kích thước lớn hơn so với sau khi sống sót qua thảm họa.
Các nhà khoa học chưa biết liệu những nguyên nhân cho việc này có liên quan đến tình trạng môi trường như nồng độ oxy thấp hay nhiệt độ tăng cao không? Hay do các yếu tố liên quan tới sự tương tác giữa các sinh vật và điều kiện xung quanh như sự khan hiếm thức ăn hay sự biến mất của loài săn mồi.
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khảo cố cũng đã quan sát thấy những động vật có cơ thể nhỏ trở nên dễ bắt gặp hơn trong những hóa thạch từ những đợt tuyệt chủng hàng loạt.
Các tác giả tìm thấy xu hướng thu nhỏ trong hầu hết các lớp động vật biển có tần suất hoạt động thấp và trao đổi chất chậm hơn. Các loài thuộc nhóm này trong lần tiến hóa đầu tiên ngay sau đợt tuyệt chủng hoàng loạt thường sẽ nhỏ hơn so với thời kì nền.
Ngược lại, khi loài mới tiến hóa trong nhóm năng hoạt động hơn với quá trình trao đổi chất nhanh hơn, chúng thường có cơ thể lớn hơn sau đợt tuyệt chủng và trở nên nhỏ hơn trong khoảng thời gian bình thường.
Theo tác giả Jonathan Payne, “Xác định được nguyên do cho các quy luật này có thể giúp chúng ta không những hiểu được thế giới hiện tại sẽ ra sao mà còn giúp ta tìm phương án ứng phó với các thảm họa trong tương lai”.