Cả hai nguyên mẫu máy bay đều sử dụng công nghệ máy bay - trực thăng hỗn hợp, chưa thử nghiệm trong chiến đấu nhằm đạt được tốc độ và tầm bay mà những trực thăng thông thường không thể đạt được.
Trực thăng Raider-X có hai cánh quạt nâng quay đồng trục ngược chiều nhau, cánh quạt đẩy ở phía sau, cạnh tranh với đối thủ được thiết kế truyền thống - chiếc Bell 360 Invictus chỉ có một cánh quạt chính và cánh quạt đuôi nhỏ ổn định bay.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 12.10.2019 với các phóng viên Tuần lễ hàng không Aviation Week’s , đại diện Sikorsky bình luận về những ưu thế của Raider –X so với trực thăng một cánh quạt chính, không trực tiếp nêu tên công ty Bell với thiết kế trực thăng trinh sát tất công mới.
Đại diện của Sikorsky nhấn mạnh: Có ba ứng cử viên khác của chương trình nhận được giải thưởng đưa ra đề xuất thiết kế tốt là Future Attack Reconnaissance Aircraft (FARA) - Boeing, Karem và nhóm AVX / L3 Harris - nhưng chúng tôi không đề cập đến các doanh nghiệp này.
Trong chương trình FARA, tập đoàn Sikorsky và Bell là đối thủ cạnh tranh chính, là hai công ty giành được khoản tài trợ của Quỹ Liên doanh Trình diễn chung Đa chức năng cho sứ mệnh chế tạo nguyên mẫu mới máy bay trực thăng tiên tiến.
Theo yêu cầu của Quân đội, để có thể hoạt động trên các chiến trường đa vùng, tốc độ cơ động trên các chiến trường trong tương lai của FARA phải nhanh hơn hẳn các trực thăng hiện có. Khi bay ở tốc độ hành trình - tốc độ nhanh nhất mà máy bay có thể duy trì lâu dài mà không nổ động cơ - FARA cần phải bay với tốc độ ít nhất 180 hải lý/giờ (207 dặm/giờ) khoảng 330 km/h, nhanh hơn 16% so với trực thăng tấn công AH-64 Apache. Quân đội cũng muốn FARA có thể đưa tốc độ lến đến 205 hải lý (380 km/h) trong trường hợp khẩn cấp, mặc dù yêu cầu này không bắt buộc.
Tim Malia, giám đốc chương trình Cất cánh thẳng đứng tương lai – Nhẹ (Future Vertical Lift – Light) của Sikorsky cho biết, các kỹ sư của Sikorsky đã chỉ ra rằng, yêu cầu ngưỡng 180 hải lý đối với FARA có thể đạt được với một cánh quạt chính duy nhất.
Tuy nhiên, các máy bay trực thăng thông thường phải chịu hiện tượng được gọi là “lưỡi cắt lùi” ở tốc độ cao, khiến lực cản tăng theo cấp số nhân. Máy bay cần nhiều sức mạnh hơn để vượt qua, cho đến khi không thể tăng tốc về mặt vật lý.
Các nghiên cứu kỹ thuật của Sikorsky cho thấy, để trực thăng một cánh quạt chính đạt được tốc độ mà Quân đội Mỹ mong muốn, cần phải vắt kiệt từng giọt năng lượng của động cơ và thiết kế khung máy bay đến từng cm2 nhằm giảm lực cản.
Sikorsky tự tin chiếc Raider-X có thể dễ dàng vượt qua tốc độ 205 hải lý (380 km/h) khi sử dụng động cơ GE T901 tương tự như Bell 360, nhưng không cần hệ thống động lực cung cấp năng lượng tăng cường. Raider cũng không cần cánh cứng để nâng máy bay.
Các cánh quạt siêu cứng cung cấp tất cả lực nâng cần thiết ở tốc độ cao, dựa vào cánh quạt đẩy phía sau để tạo lực đẩy. Cấu trúc máy bay được thiết kế hợp lý nên thân máy bay của Raider-X thực sự khá rộng, các phi công ngồi cạnh nhau - giúp kíp lái dễ dàng quan sát màn hình hai bên và phối hợp với nhau trong khi bay. Máy bay có khoang vận tải phía sau đủ lớn cho bộ binh hoặc trang bị vũ khí mạnh.
“Chúng tôi không cố gắng vắt kiệt sức của động cơ để đạt yêu cầu tốc độ. Chúng tôi không cần phải quá cố gắng” - ông Malia nói. Chúng tôi không làm bất cứ điều gì bất thường bằng cách cố gắng tăng cường thêm các bộ phận bổ sung. Chúng tôi sử dụng sức mạnh sẵn có từ động cơ T901 và có một thiết kế thực sự chắc chắn để đạt được những yêu cầu của quân đội.
Theo đại diện của Sikorsky, cánh đẩy đuôi là một sáng tạo, về nguyên lý nó tương tự như cánh quạt đuôi của một trực thăng thông thường, nhưng giúp máy bay đạt được tốc độ cần thiết. Trong điều kiện cánh quạt đuôi của trực thăng bị hỏng, máy bay sẽ mất lái và tai nạn sẽ xảy ra. Nhưng với Raider – X, điều đó chỉ khiến trực thăng bay chậm hơn, nhưng vẫn có thể an toàn quay trở về nhà và hạ cánh bình thường.
Trực thăng hỗn hợp Raider - X của Sikorsky. Video Lockheed Martin