Siêu vũ khí Nga vô hiệu hóa các tên lửa chống tàu hiện đại nhất

(khoahocdoisong.vn) - Tại Severomorsk tiến hành tổng diễn tập cho cuộc diễu hành hạm đội vào ngày lễ thành lập Hải quân Nga. Cuộc diễu hành tổ chức tại thành phố Severomorsk, thuộc vùng Murmansk.

Khoảng 30 chiến hạm, tàu ngầm và tàu hậu cần kỹ thuật tham gia cuộc diễu hành, với hơn ba nghìn quân nhân Hải quân sẽ giới thiệu kỹ năng chiến đấu. 

Buổi tổng duyệt diễu hành của Hải quân Nga trên biển Severomorsk. Video TV Zvezda

Thông thường một số chiến hạm trong cuộc diễu hành sẽ chào khán giả bằng một màn pháo hoa hấp dẫn. Những quả đạn pháo bốc khói mù mịt, với những tia lửa chớp nhấp nháy. Nhưng đây không phải là loại pháo hoa tạo khói, mà là một trong những vũ khí bảo vệ hiệu quả nhất trước các tên lửa chống hạm có độ chính xác cao.

Các loại tên lửa chống hạm đã trở thành vũ khí hủy diệt chính trên biển từ những năm 1960. Tầm bay của những tên lửa đạt tới hàng trăm km, sau khi đầu đạn khóa mục tiêu, chiến hạm chắc chắn bị tiêu diệt.

Tên lửa chống tàu có tốc độ cao, nhưng kích thước nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường và radar theo dõi cũng khó điều khiển hỏa lực nhắm vào các mục tiêu nhỏ tốc độ cao.

Do đó, các chuyên gia của Viện Vật lý Ứng dụng dưới sự chỉ đạo khoa học của Học viện Khoa học Liên Xô chi nhánh Siberia đề xuất ý tưởng lạ: không bắn hạ tên lửa chống tàu, mà thực hiện chiến thuật nghi binh.

Theo đó, các chuyên gia để xuất sử dụng sử dụng thực tế ảo, tín hiệu hình ảnh radio, quang điện tử cho những chiến hạm cần được bảo vệ. Những nhà khoa học đã tạo ra những mục tiêu giả với những trường vật lý tương tự như chiến hạm.

Tuy nhiên, các tàu nghi binh có thể đánh lạc hướng một số tên lửa tấn công, nhưng không phải là tất cả. Giải quyết triệt để vấn đề này, cùng với để xuất mục tiêu giả là đề xuất ngụy trang và gây nhiễu, các chiến hạm được trang bị hệ thống bắn đạn khói gây nhiễu.

Các loại đạn này có thể được bắn bằng các động cơ phản lực trên khoảng cách xa hoặc súng cối phóng lựu trong vùng lân cận gần hạm tàu được bảo vệ. Nhìn từ phía bên ngoài, những quả đạn này nổ tung trông tựa như hoạt động dựng màn khói ngụy trang.

Dường như không có gì đột phá mang tính cách mạng - khói ngụy trang được sử dụng trong Hải quân kể từ trước Đại chiến thế giới thứ II. Nhưng loại khói hiện nay hoàn toàn khác.

Màn khói truyền thống khiến chiến hạm không thể thấy được bằng mắt thương, nhưng sóng vô tuyến phát ra từ đầu tự dẫn radar tên lửa vẫn xuyên qua được. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu tạo ra các hỗn hợp khí dung phức tạp, kết hợp với màn khói có thể phản xạ sóng vô tuyến, làm biến dạng khung hình con tàu trong các phương tiện quan sát quang điện tử và ngăn chặn đầu quét laser. Và các nhà khoa học đã đạt được, thành công phi thường.

Có một số giải pháp chiến thuật bảo vệ tàu trước các cuộc tấn công bằng tên lửa thông minh với đầu tự dẫn tích hợp radar, quang điện tử và laser. Ví dụ, một màn khói dày đặc được tạo ra xung quanh một chiến hạm hoặc một đội tàu, dưới màn khói ngụy trang này, chiếc tàu sẽ cơ động, thoát ly khỏi cuộc tấn công của tên lửa chống tàu.

Lực lượng phòng không cũng có thể tạo ra một đám mây hoặc nhiều cụm mây cách đội tàu vài km. Các đạn được phóng đi bằng tên lửa động cơ turbo phản lực, mang theo các sol khí (aerosol). Khi bay xuyên qua những đám mây khói ngụy trang như vậy, tên lửa đối phương bị mù trong một thời gian ngắn, mất định hướng, hệ thống dẫn đường, điều khiển tên lửa gặp sự cố. Lúc này tên lửa, dù được chế tạo rất "thông minh" cũng không tìm được mục tiêu ban đầu nữa.

Hiệu quả này có được nhờ trong hỗn hợp tạo ra đám khói mù trong không khí. Cùng với hỗn hợp tạo khói, những hạt vật chất lưỡng cực, vật chất phản xạ cùng nhiều hạt vật chất nano khác có thể làm biến dạng sóng vô tuyến và làm mù hệ thống quang điện tử.

Màn khói gây nhiễu chống tên lửa hành trình chống tàu của Hải quân Nga. Video TV Zvezda

Như vậy, Hải quân Nga đã được trang bị một hệ thống phòng thủ đáng tin cậy, có thể làm vô hiệu hóa hầu hết các loại tên lửa chống hạm với đầu tự dẫn radar, laser hoặc quang-điện tử. Chiến hạm được che khuất trong những đám mây lấp lánh sáng, trở thành vô hình đối với các công nghệ kỹ thuật cao.

Ngày nay, Viện Vật lý Ứng dụng, thuộc Học viện Novosibirsk là nhà phát triển và sản xuất chính các hệ thống phòng thủ chống các loại vũ khí thông minh sử dụng công nghệ vô tuyến, điện tử và quang học chính xác không chỉ cho các chiến hạm, mà còn cho các phương tiện chiến đấu bộ binh.

Từ thập kỷ trước, Viện Vật lý Ứng dụng đã chế tạo đạn gây nhiễu radar phản lực A3-TSR-47 140 mm hiệu suất tăng cường, đạn gây nhiễu quang học kết hợp điện tử A3-TSTM-47 140 mm, đạn pháo AZ-SMZ-50 120 mm, tạo một tấm màn khói dày đặc có độ tin cậy và hiệu quả cao, cho phép tàu có thể cơ động chuyển hướng bí mật.

Năm 2016, Viện Vật lý Ứng dụng bắt đầu cho sản xuất hàng loạt loại đạn A3-SA-51 độc đáo, trang bị cho một bộ khí tài tự động gây nhiễu chống lại vũ khí có độ chính xác cao, trang bị đầu tự dẫn radar.

Trong năm 2017, các thiết bị gây nhiễu A3-SP-52 và A3-SO-52 hiện đại được đưa vào biên chế vũ khí, đảm bảo bảo vệ các chiến hạm mới nhất của Hải quân Nga.

Năm 2018, trên chiến hạm đầu tiên thuộc dự án 22350 mang tên “Đô đốc Gorshkov”, trong biên chế vũ khí của tổ hợp gây nhiễu KT-308 đã được trang bị các rockets gây nhiễu A3-SKP-51 và A3-SMZ-51 hiện đại, vượt qua các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước.

Các chuyên gia Viện Vật lý Ứng dụng Novosibirsk đang phát triển và thử nghiệm các tổ hợp khí tài gây nhiễu cỡ nhỏ, bảo vệ chiến hạm nổi lượng giãn nước nhỏ và các phương tiện cơ giới hạng nhẹ như xe ô tô vận tải, xe thiết giáp chống lại các tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM và các vũ khí phóng lựu chống tăng tầm gần.

Đặc biệt, hệ thống đạn - thiết bị gây nhiễu cỡ nhỏ bảo vệ xe tăng mới nhất và các phương tiện chiến đấu khác trên thân xe Armata đang được hoàn thành và có khả năng chống lại tất cả các loại vũ khí chống tăng có điều khiển hiện đại nhất hiện nay. Những nguyên mẫu này đã được giới thiệu trong triển lãm diễn đàn quân sự “Army – 2019”.

Theo Russian Gazeta
back to top