Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao?

Di tích Tàng Thơ lâu (lầu Tàng Thơ) vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa đón khách tham quan, sau khi hoàn thành trùng tu, tôn tạo. Nơi đây hiện lưu trữ một khối lượng đồ sộ tư liệu thành văn, video và hình ảnh quý về triều Nguyễn và Kinh đô Huế xưa.

Tàng Thơ Lâu được xây dựng vào năm 1825, dưới thời vua Minh Mạng. Đây được xem là thư viện quốc gia của triều Nguyễn, là nơi lưu trữ, bảo quản, sổ sách văn bản, giấy tờ quan trọng của triều đình nhà Nguyễn.

Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 1Tàng Thơ lâu nằm giữa một hòn đảo, được kết nối với bên ngoài bằng một cây cầu lát gạch.

Lầu nằm trên hòn đảo hình chữ nhật có diện tích 150m2 giữa hồ Học Hải. Hòn đảo được kết nối với đất liền bằng cây cầu xây dựng bằng gạch, đá. Công trình là tòa nhà 2 tầng xây bằng gạch, đá, ngoài trát vôi, có độ dày 0,4 mét, mái lợp ngói đất nung.

Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 2Lầu Tàng Thơ từng xuống cấp, bị thời gian tàn phá hiện được phục hồi, tôn tạo để trả lại vẻ vốn có của công trình xưa cổ này.

Khi xây dựng Tàng Thơ lâu, nhà vua cho dựng bia ghi rõ quá trình xây dựng công trình, chức năng lưu trữ những tài liệu quý của triều đình nhà Nguyễn.

Kể từ sau năm 1945, khi nhà Nguyễn cáo chung, đây cũng là thời điểm kết thúc chức năng hoạt động của Tàng Thơ lâu, một kho lưu trữ tư liệu quốc gia. Số phận lầu Tàng Thơ đã trải qua không ít thăng trầm.

Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 3
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 4Lối lên xuống lầu Tàng Thơ.

Từng là  nơi cất giữ, bảo quản các văn kiện của các 7 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công và bộ Học) cùng nhiều văn kiện quan trọng khác về đất đai, ngoại giao… dưới thời nhà Nguyễn, nơi đây sau này đã bị thực dân Pháp và chế độ cũ sử dụng làm nhà tù. Về sau, Tàng Thơ lâu được chế độ cũ dùng làm trại lính. Sau năm 1975, công trình được chuyển cho cơ quan quân sự tiếp quản, sử dụng…

Với số phận thăng trầm như vậy, di tích Tàng Thơ Lâu đã bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng. Kho tài liệu lịch sử lưu trữ tại đây đã bị thất thoát hoặc chuyển đi nơi khác.

Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 5
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 6Kiến trúc lầu Tàng Thơ.
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 7
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 8Tầng trên của lầu Tàng Thơ.

Sau khi được giao về cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, vào năm 2014, cơ quan này đã tiến hành dự án phục hồi, tôn tạo lại công trình ý nghĩa này.

Mục tiêu biến nơi đây thành trung tâm lưu trữ tài liệu mang tầm cỡ quốc gia, khu vực, trả lại đúng giá trị và vai trò của công trình như đã từng hiện diện trong lịch sử.

Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 9Nhà bia lầu Tàng Thơ nhìn từ trên cao xuống.
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 10Bia về lầu Tàng Thơ
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 11
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 12
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 13Các hiện vật được lưu giữ, trưng bày tại lầu Tàng Thơ hiện nay.

Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 14Bên trong lầu Tàng Thơ.

Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 15
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 16
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 17
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 18Nơi đây hiện lưu trữ một lượng lớn tư liệu thành văn, hình ảnh, video.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TT-Huế, với giá trị lịch sử nổi bật, độc đáo, giá trị văn hóa cảnh quan, môi trường khá tiêu biểu, Tàng Thơ lâu là một khu vực di tích rất đáng trân trọng gìn giữ cho muôn đời sau.

Còn theo đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong công tác trùng tu và bảo tồn di sản, việc trùng tu lầu Tàng Thơ - một “Tàng kinh các” dưới triều Nguyễn, không chỉ đơn thuần là phục dựng nguyên trạng công trình di tích này mà còn mang ý nghĩa hồi sinh một trung tâm lưu trữ tư liệu tầm cỡ quốc gia và khu vực, trả lại vị thế và vai trò của nó như đã từng hiện diện trong lịch sử.

Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 19
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 20
Sau hơn 70 năm hoang phế, ‘Tàng kinh các’ triều Nguyễn được phục hồi ra sao? - ảnh 21Nơi đây được kỳ vọng là một trung tâm lưu trữ tầm cỡ quốc gia, khu vực.

Sau trùng tu, Tàng Thơ lâu hiện lưu trữ 3 loại hình tư liệu thành văn, tư liệu video và tư liệu hình ảnh.

Trong đó, tư liệu thành văn với hơn 70.000 đầu sách tư liệu, thuộc nhiều thể loại và dạng thức khác nhau như sách Hán Nôm, thư tịch cổ, các công trình biên khảo về nhà Nguyễn, sách mỹ thuật, kiến trúc, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, ngôn ngữ học, bản đồ…

Theo www.tienphong.vn
back to top