<!-- main content --> <div> <p>Theo nghiên cứu (năm 2009-2010) do Cục Quản lý khám chữa bệnh thực hiện, về thực trạng sử dụng kháng sinh trên hơn 1.000 hồ sơ bệnh án tại các khoa điều trị tích cực của 19 bệnh viện lớn thuộc Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, cho thấy tỷ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp chiếm tới 74%. Việc sử dụng kháng sinh không phù hợp khiến thất bại điều trị ở nhóm bệnh nhân này lên tới 63% so với 40% ở nhóm dùng kháng sinh phù hợp. 88% nhà thuốc thành thị và 91% là ở nông thôn bán kháng sinh không theo đơn.</p> <p>Theo bác sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, điều trị kháng sinh cho bệnh nhân không nhiễm trùng, lạm dụng kết hợp kháng sinh, tiếp tục dùng kháng sinh cho bệnh nhân không có đáp ứng... là những sai lầm thường gặp trong sử dụng kháng sinh.</p> <p><img alt="Sai lầm khi dùng thuốc kháng sinh tổn hại sức khỏe của bạn - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/28/1458555507sailamkhidungkhangsinh1(1).jpg" /></p> <p>Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi uống thuốc kháng sinh ai cũng nên biết để không hủy hoại sức khỏe của bạn:</p> <p><strong>Kéo dài hay rút ngắn liệu trình</strong></p> <p>Sau thời gian dùng kháng sinh nhưng không cải thiện, nhiều người quyết định tự ý kéo dài thêm liệu trình, hoặc rút ngắn liệu trình khi tình trạng thuyên giảm mà không tái khám đúng hẹn. Không ít phụ huynh còn tự chữa bệnh cho con mình bằng toa thuốc của bé khác, dẫn đến bệnh trở nặng hơn.</p> <p>“Việc không tuân thủ điều trị kháng sinh nói chung khiến bệnh không hết hẳn, dễ tái phát khiến người bệnh đáp ứng với điều trị kém hơn, tăng thể bệnh nặng và dễ có biến chứng. Từ đó, chi phí bỏ ra tốn kém hơn do phải điều trị, nhập viện và phải đổi sang kháng sinh khác thường đắt tiền hơn”, ThS. BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 phân tích.</p> <p><strong>Tự kê toa</strong></p> <p>Việc sử dụng kháng sinh nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, bởi ở trình độ của họ mới có thể xác định đúng bệnh, loại kháng sinh, liều dùng và thời gian uống. Trên thực tế, kháng sinh chỉ được dùng khi trẻ xác định bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nhiều người đã lạm dụng kháng sinh ngay khi gặp các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, ho…</p> <p><strong>Uống nhầm liều</strong></p> <p>Thuốc được kê bằng nhiều đơn vị đo lường khác nhau, các đơn vị thường được viết tắt và chỉ cần nhầm lẫn một dấu chấm thôi thì cũng đủ gây họa, chẳng hạn 1.0 mg và 10 mg.</p> <p>Sự nhầm lẫn thường xảy ra nhất ở đơn vị microgram (mcg) và milligram (mg, 1 mg = 1.000 mcg). Đ<br /> iều này thường xảy ra ở bệnh viện khi bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch và cũng thường gặp ở bệnh nhân ngoại trú.</p> <p>Vì vậy, bác sĩ cần viết chữ rõ ràng trên toa thuốc.</p> <p><strong>Dùng lại kháng sinh thừa từ các đợt kê toa trước</strong></p> <p>Không ít bệnh nhân khỏi bệnh từ đợt kháng sinh trước, thấy thuốc có hiệu quả nên khi có những triệu chứng bệnh gần giống như vậy liền mang thuốc thừa ra dùng lại. Nguyên tắc là thuốc thừa nên được loại bỏ, không giữ lại để dùng cho lần sau.</p> <p><strong>Kê toa hoặc uống thuốc của người khác</strong></p> <p>Tình trạng này được các chuyên gia y tế đánh giá là khá phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người thường uống thuốc theo kinh nghiệm của các “bác sĩ nhân dân”, khi thấy triệu chứng bệnh tương tự nhau. Uống kháng sinh không đúng có thể gây biến chứng, nặng thêm tình trạng bệnh và làm khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở, góp phần vào tình trạng kháng thuốc thêm trầm trọng. Tổ chức Y tế Thế giới cho hay, tình trạng đề kháng kháng sinh hay còn gọi nôm na là “lờn thuốc” của Việt Nam hiện đang nằm trong những nước cao nhất thế giới.</p> <p><img alt="Sai lầm khi dùng thuốc kháng sinh tổn hại sức khỏe của bạn - ảnh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/28/1458555746sailamkhidungkhangsinh2.jpg" /></p> <p><strong>Quan niệm kháng sinh liệu trình điều trị ngắn ngày không hiệu quả</strong></p> <p>Trong khi nhiều bệnh nhân thường không tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị kháng sinh dài ngày thì số khác lại nghĩ rằng kháng sinh liệu trình điều trị ngắn ngày không đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.</p> <p>Theo ThS. BS Trần Anh Tuấn, kháng sinh liệu trình điều trị ngắn ngày đang là xu hướng điều trị nhiễm khuẩn, vì các lợi ích mang lại. Người bệnh sử dụng kháng sinh liệu trình điều trị ngắn ngày (3 -5 ngày) thường dễ tuân thủ liệu trình, không bỏ ngang, mang lại hiệu quả điều trị tối đa.</p> <p>“Sử dụng kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn ngày vẫn đủ khả năng khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tái phát. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn ngày cũng ít tốn kém chi phí hơn, hạn chế tác dụng phụ và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải bệnh nào, người bệnh nào, kháng sinh nào cũng có thể áp dụng biện pháp này. Chỉ qua thăm khám và đánh giá đầy đủ, bác sĩ của bạn mới quyết định được điều này”, ông nhấn mạnh.</p> <p><strong>Dùng thuốc không an toàn so với độ tuổi</strong></p> <p>Khi lớn tuổi, cơ thể chúng ta xử lý thuốc hoàn toàn khác với khi chúng ta còn trẻ. Người cao tuổi còn bị “dính” thêm nhiều vấn nạn khác như mất trí, xây xẩm, dễ té ngã, huyết áp cao...</p> <p>Vì vậy, những loại thuốc gây ra tác dụng phụ như trên càng làm tần suất rủi ro tăng cao, nhất là những người bước qua tuổi 65.</p> <p>Nhà thuốc nên giúp bệnh nhân uống thuốc thuận lợi bằng cách chia liều thuốc sẵn trong một dụng cụ để uống trong tuần.</p> </div> <!-- end article main content -->