Buổi trưa là thời điểm cơ thể chúng ta cần tăng cường năng lượng và chất dinh dưỡng sau bữa sáng. Khoảng giữa ngày, cơ thể trở nên chậm chạp là kết quả của sự gia tăng lượng đường trong máu.
Ăn trưa sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường.
Rất nhiều người thường bỏ bữa trưa vì họ bận rộn với công việc hoặc đi du lịch dẫn đến tình trạng trì trệ và ăn vặt không lành mạnh. Ngoài ra, ăn trưa muộn sẽ cản trở hệ thống tiêu hóa và gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Ăn nhà hàng
Thực phẩm nhà hàng thường không tươi, có chứa chất phụ gia và các chất khác gây hại cho cơ thể về lâu dài. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh cũng rất đáng lưu tâm.
Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế ăn ngoài hàng. Một bữa ăn tự chế biến đơn giản sẽ tốt hơn bất cứ loại thực phẩm nào ngoài nhà hàng.
Ăn tại bàn làm việc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bàn làm việc chứa nhiều vi khuẩn gấp 3 lần so với nhà vệ sinh, vì thế vi khuẩn sẽ có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn. Đó là lý do bạn không nên ăn trưa ngay tại bàn làm việc.
Sử dụng điện thoại trong khi ăn
Chúng ta sử dụng điện thoại mỗi ngày và dường như không thể rời nó bất cứ lúc nào. Thói quen sử dụng điện thoại trong bữa ăn trưa cũng rất phổ biến ở nhiều người.
Bề mặt của tất cả các điện thoại di động là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, sử dụng điện thoại khi ăn sẽ khiến bạn bị phân tâm dẫn đến ăn quá nhiều.
Thêm gia vị cho bữa ăn
Thêm các thành phần bổ sung vào thực phẩm cho phù hợp khẩu vị là một sai lầm rất lớn nên tránh. Quá nhiều gia vị hoặc dầu ôliu sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong thức ăn.
Một số người thêm muối để tăng cường hương vị của thức ăn nhưng thêm quá nhiều muối sẽ gây ra áp lực lên thận vì nó phải làm việc nhiều hơn để lọc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim.
Ăn quá muộn
Ăn bữa trưa muộn sẽ khiến bạn trở nên chậm chạp và mệt mỏi. Ngoài ra, khi ăn bữa trưa quá muộn sẽ khiến bạn quá đói và sẽ ăn nhiều hơn. Không ăn đúng giờ sẽ làm chậm sự trao đổi chất dẫn đến thức ăn không bị tiêu hóa hoặc được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Ăn nhiều thịt chế biến
Thịt chế biến sẵn có hàm lượng muối cao và chứa các hóa chất độc hại. Một số loại thịt chế biến được hun khói, có liên quan đến các bệnh như huyết áp cao và các vấn đề khác.
Các hợp chất N-nitroso có trong các loại thịt này là nguyên nhân gây ra ung thư.
Ăn bánh mì trắng, uống nước ngọt
Bánh mì trắng được làm bằng bột trắng được chế biến, chứa ít chất xơ và nhiều đường, có nghĩa là nó sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột ngột. Điều này tạo ra các vấn đề khác như tăng huyết áp và các vấn đề về tim. Vì thế, bạn hãy bổ sung bánh mì nâu vì nó lành mạnh và dinh dưỡng hơn.
Nước ngọt có chứa một lượng đường cao và được lưu trữ trong cơ thể như chất béo và dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, nước ngọt sẽ làm mòn răng và dẫn đến sâu răng.
Bỏ qua rau xanh
Các loại rau xanh không chỉ giới hạn là xà lách. Bổ sung rau xanh bữa trưa sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất. Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp bạn no lâu hơn, vì vậy bạn không phải ăn vặt bất cứ lúc nào trước bữa tối.
Sử dụng lò vi sóng cho đồ nhựa
Khi bạn hâm nóng đồ ăn trong hộp nhựa, chất BPA (Bisphenol) rất độc sẽ xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm. Đây là một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong sản xuất nhựa, để làm cho nó dẻo và bền hơn.
Thành phần này can thiệp vào chức năng của tế bào, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Bỏ bữa trưa
Bỏ bữa trưa sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc làm này không giúp bạn giảm cân mà sẽ làm cho bạn tăng cân và mệt mỏi.
Ngồi ngay sau khi ăn
Tốt nhất là nên đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn vì nó sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đi bộ cũng sẽ giúp tiêu thụ calo. Ngồi ngay sau khi ăn sẽ biến năng lượng thành chất béo, khiến bạn tăng cân nhanh.
Hoàng Bách (tổng hợp)