SABIC sản xuất hạt nhựa polyme từ rác nhựa đại dương

SABIC, công ty hàng đầu toàn cầu trong ngành công nghiệp hóa dầu cùng với công ty tái sinh nhựa HHI Malaysia đã công bố thành công dự án tiên phong hợp tác sản xuất hạt nhựa polyme tái sinh đầu tiên được cấp chứng nhận nhờ công nghệ tiên tiến tái chế rác nhựa đại dương không cần qua phân loại.

Các loại hạt nhựa polyme tuần hoàn tái sinh từ rác nhựa đại dương đã được cấp chứng nhận này thuộc danh mục các giải pháp tái sinh TRUCIRCLE™ của SABIC được khách hàng của SABIC sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới và sẽ công bố trong vài tháng tới.

sabic-obp-infographic_final_vietnamese.jpg

Ngoài việc bảo vệ môi trường biển và sông ngòi, thu nhập của người dân địa phương cũng được tăng thêm từ việc thu gom tất cả các loại rác nhựa đại dương để cung cấp cho nhà máy tái chế. Các đối tác của Công ty HHI đã giúp thu gom nguồn nguyên liệu tái sinh từ các dòng sông và các khu vực trong bán kính 50km từ bờ biển, chủ yếu trên lãnh thổ Malaysia.

Các loại rác nhưa thu gom được sẽ chuyển đến Công ty HHI. Tại đây, nhựa đã qua sử dụng sẽ được chuyển hóa thành dầu thông qua phản ứng nhiệt phân nhờ công nghệ tái sinh tiên tiến. Sau đó dầu nhiệt phân này được SABIC sử dụng như nguồn nguyên liệu thay thế cho nguồn nguyên liệu hóa thạch truyền thống trong quy trình sản xuất hạt nhựa polyme tuần hoàn được cấp chứng nhận. Tổ chức Zero Plastic Oceans (Tổ chức Đại Dương Không Nhựa) đã cấp chứng nhận cho loại hạt nhựa polyme này và HHI là tổ chức đầu tiên được chứng nhận rằng vật liệu mà HHI dùng tái sinh là từ rác nhựa Đại dương.

Ông Abdullah Al-Otaibi, Tổng phụ trách Bộ phận Nhựa kỹ thuật & Giải pháp Thị trường tại SABIC cho biết: “Chúng tôi nhận thức sâu sắc những thách thức mà chúng tôi phải đối mặt để chấm dứt việc nhựa trở thành rác thải trên toàn cầu. Phát triển một hệ thống tái sinh tuần hoàn là một bước đi lớn nhưng cần thiết mà chúng ta cần cùng nhau thực hiện và cũng cần kêu gọi sự hợp tác đến từ toàn bộ mọi thành viên trong chuỗi giá trị”.

Ông Kian Seah, Giám đốc điều hành tại HHI chia sẻ: “Tại HHI, các mô hình kinh tế tuần hoàn là một trong những kim chỉ nam trong mọi hoạt động của chúng tôi, từ lập kế hoạch kinh doanh, liên kết với các đối tác như SABIC, đến các sáng kiến phát triển bền vững đều hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường biển và cộng đồng. Chúng tôi tin rằng chúng ta đều có thể thực hiện việc hướng tới một tương lai xanh và bền vững hơn trong đó nhựa được đánh giá là một nguồn tài nguyên quý giá cần được gìn giữ trong chuỗi giá trị”.

Theo Đời sống
back to top