Rủi ro tiềm ẩn khi để bình xăng ô tô cạn mới đổ

Nhiều tài xế có thói quen để bình xăng ô tô cạn kiệt mới đổ, điều này khá nguy hiểm vì xe có thể chết máy đột ngột giữa đường.

Xe có thể chết máy, dễ gây va chạm trên đường

Đồng hồ nhiên liệu không phải chính xác tuyệt đối. Độ chính xác của đèn cảnh báo nhiên liệu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức độ tiêu hao nhiên liệu, khả năng tiết kiệm và cách điều khiển ga của xe.

Nếu dựa vào kim đồng hồ, người lái xe có thể không thể di chuyển đến trạm tiếp nhiên liệu tiếp theo, hơn nữa còn làm tăng nguy cơ xe bị chết máy dọc đường hoặc dừng đột ngột. Chết máy giữa đường sẽ dễ gây va chạm, nhất là khi đang di chuyển trên đường cao tốc.

Tắc nghẽn động cơ

Các chất bẩn, cặn sẽ lắng dưới đáy bình xăng, nếu để bình xăng hết nó sẽ hút hết các chất bẩn cặn vào đường ống đẫn đến nhiên liệu không thể tới buồng đốt. Điều này làm cho xe có hiện tượng nhiều khói và phát ra những âm thanh lạ. Cuối cùng gây ra sự cố bên trong ống xả và làm dừng động cơ.

Không chỉ gây nguy hiểm cho động cơ mà còn tăng nguy xe bị chết máy giữa đường. Việc thay thế bơm nhiên liệu và các bộ phận bên trong cũng rất đắt đỏ, do vậy thói quen chăm sóc bảo dưỡng xe ô tô thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và tăng hiệu suất của xe.

Có thể làm hỏng bơm xăng

Theo kinh nghiệm, việc tài xế chạy ráng khi bình xăng cạn vạch E sẽ dẫn đến tình trạng hỏng bơm nhiên liệu. Trên thực tế, bơm xăng là bộ phận quan trọng trong hệ thống bơm, có nhiệm vụ đưa xăng từ bình đến buồng đốt. Khi hoạt động trong tình trạng cạn nhiên liệu, nhiều chi tiết sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, nhất là bộ phận lọc và mô-tơ.

Theo đó, mô-tơ điện thường được làm mát bằng xăng khi ô tô di chuyển với bình nhiên liệu đầy. Xe cần một bơm xăng dạng tròn để vận chuyển xăng đến động cơ.

Lúc này, nhiên liệu sẽ làm mát các cuộn dây bằng đồng. Khi xăng cạn, không khí tự động thay chất lỏng qua bơm xăng làm mát các cuộn dây đồng, dẫn đến mô-tơ điện bị quá nhiệt và gây hỏng hóc xe.

Ngoài ra, các chất cặn bã trong bình xăng cạn cũng bị hút hết vào trong máy bơm để cung cấp cho động cơ. Tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ khiến động cơ dần bị ăn mòn và hiệu suất hoạt động kém.

Do đó, để tránh rủi ro xảy ra chủ xe cần đổ xăng trước khi gần cạn và thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng để ô tô kéo dài tuổi thọ và vận hành bền bỉ theo thời gian.

Nên đổ xăng khi bình còn ít nhất ¼ lượng xăng để không gặp phải tình huống cạn kiệt nhiên liệu. Nên để bình xăng đầy trước mỗi chuyến đi dài hay trên những đoạn đường đông hoặc thường xảy ra kẹt xe. Việc sử dụng thiết bị di động thông minh để tìm kiếm trạm xăng gần nhất thay vì phải chạy lòng vòng đi xa để đổ xăng. Điều này giúp tài xế tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nhiên liệu dành cho chiếc ‘xế cưng’ của mình.

Theo Đời sống
back to top