Rùa Hồ Gươm 15kg vừa bị câu trộm có phải hậu duệ của "cụ rùa"?

PGS Hà Đình Đức - người có nhiều năm nghiên cứu về rùa Hồ Gươm cho biết, cá thể rùa vừa bị câu trộm ở Hồ Gươm có thể là rùa Núi nâu, không phải hậu duệ của "cụ rùa".

<div> <p>Li&ecirc;n quan việc <span>một người đ&agrave;n &ocirc;ng c&acirc;u trộm r&ugrave;a</span> nặng khoảng 15kg ở Hồ Gươm v&agrave;o chiều 16.12, nhiều người thắc mắc đ&acirc;y l&agrave; lo&agrave;i r&ugrave;a g&igrave;, c&oacute; phải hậu duệ của &quot;cụ r&ugrave;a&quot; Hồ Gươm?</p> <p>Về việc n&agrave;y, trao đổi với Lao Động, PGS.TS H&agrave; Đ&igrave;nh Đức cho biết, khi xem h&igrave;nh ảnh về c&aacute; thể r&ugrave;a n&agrave;y, c&oacute; thể nhận định đ&acirc;y l&agrave; r&ugrave;a n&uacute;i n&acirc;u.</p> <p>&ldquo;Qua đối chiếu với h&igrave;nh d&aacute;ng mai (mai cứng), tạm x&aacute;c định đ&acirc;y l&agrave; r&ugrave;a n&uacute;i n&acirc;u. Lo&agrave;i r&ugrave;a n&agrave;y chủ yếu sinh sống tại ở v&ugrave;ng n&uacute;i. Muốn biết ch&iacute;nh x&aacute;c v&agrave; cụ thể nhất, phải quan s&aacute;t v&ugrave;ng bụng, đầu c&aacute; thể r&ugrave;a nh&ocirc; ra thế n&agrave;o&rdquo;, PGS H&agrave; Đ&igrave;nh Đức th&ocirc;ng tin.</p> <p>Vị chuy&ecirc;n gia n&agrave;y cũng khẳng định, hiện tại ở Hồ Gươm kh&ocirc;ng hậu duệ của &quot;cụ r&ugrave;a&quot;, m&agrave; chỉ c&oacute; những lo&agrave;i r&ugrave;a th&ocirc;ng thường, như r&ugrave;a cổ sọc, r&ugrave;a n&uacute;i n&acirc;u, r&ugrave;a đất... do người d&acirc;n thả xuống sau mỗi đợt ph&oacute;ng sinh.</p> <figure class="insert-center-image"><img alt="Người đàn ông câu trộm rùa ở Hồ Gươm. Ảnh: C.T.V" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/06/111.jpg" /></figure> <figure class="insert-center-image"><img alt="Người đàn ông câu trộm rùa ở Hồ Gươm. Ảnh: C.T.V" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/04/80693858_16886483379.jpg" /> <figcaption class="image-caption">Người đ&agrave;n &ocirc;ng c&acirc;u trộm r&ugrave;a ở Hồ Gươm. Ảnh: C.T.V</figcaption> </figure> <p>&quot;Cụ r&ugrave;a&quot; Hồ Gươm l&agrave; c&aacute; thể c&aacute;i, c&oacute; t&ecirc;n khoa học Rafetus Swinhoei, l&agrave; một lo&agrave;i r&ugrave;a nước ngọt khổng lồ cực hiếm, thuộc họ ba ba, phần mai mềm.</p> <p>Sau khi &quot;cụ r&ugrave;a&quot; Hồ Gươm chết, hiện tr&ecirc;n thế giới chỉ ghi nhận c&ograve;n 3 con c&ugrave;ng lo&agrave;i với &quot;cụ r&ugrave;a&quot; (một con ở hồ Đồng M&ocirc; v&agrave; 2 con ở Trung Quốc). Hai ti&ecirc;u bản r&ugrave;a Hồ Gươm được trưng b&agrave;y cạnh nhau trong đền Ngọc Sơn. Trong đ&oacute; c&oacute; tủ trưng b&agrave;y l&agrave; x&aacute;c r&ugrave;a chết năm 1967, một b&ecirc;n l&agrave; x&aacute;c r&ugrave;a năm 2016&quot;, PGS H&agrave; Đ&igrave;nh Đức cho biết.</p> <p><span>Trước đ&oacute;, c</span>hiều 16.12, người d&acirc;n ph&aacute;t hiện một&nbsp;nam thanh ni&ecirc;n giữ&nbsp;một c&aacute; thể r&ugrave;a&nbsp;nặng khoảng 15 kg tại khu vực hồ Gươm, quận Ho&agrave;n Kiếm,&nbsp;H&agrave; Nội.</p> <p>Sau đ&oacute;, nam thanh ni&ecirc;n đ&atilde; bị lực lượng an ninh đưa về trụ sở C&ocirc;ng an phường H&agrave;ng Trống l&agrave;m việc.</p> <p>Trao đổi với Lao Động, thiếu t&aacute; Vũ Thế&nbsp;Cường,&nbsp;Trưởng&nbsp;C&ocirc;ng an&nbsp;phường&nbsp;H&agrave;ng&nbsp;Trống&nbsp;(quận Ho&agrave;n Kiếm, H&agrave; Nội) cho biết, danh t&iacute;nh nam thanh ni&ecirc;n giữ một c&aacute; thể r&ugrave;a n&ecirc;u tr&ecirc;n t&ecirc;n Th&aacute;i Hữu Hanh (sinh năm 1978, qu&ecirc; ở Y&ecirc;n Th&agrave;nh, Nghệ An). Tại đơn vị, đối tượng n&agrave;y khai, đ&atilde; c&acirc;u c&aacute; thể r&ugrave;a ở Hồ Gươm v&agrave;o chiều 16.12.</p> <div> <p>R&ugrave;a n&uacute;i n&acirc;u c&ograve;n được gọi l&agrave; r&ugrave;a n&acirc;u Ch&acirc;u &Aacute;. Đ&acirc;y l&agrave; lo&agrave;i r&ugrave;a cạn lớn nhất Ch&acirc;u &Aacute; với trọng lượng của con trưởng th&agrave;nh khoảng 25kg trong điều kiện tự nhi&ecirc;n v&agrave; c&oacute; thể lớn hơn rất nhiều nếu nu&ocirc;i nhốt ở c&aacute;c khu bảo tồn.</p> <p>Mai của r&ugrave;a n&uacute;i n&acirc;u tương đối thấp, c&oacute; c&aacute;c vảy h&igrave;nh lục gi&aacute;c m&agrave;u n&acirc;u đất.&nbsp; C&aacute;c chi trước của r&ugrave;a n&uacute;i n&acirc;u thường c&oacute; k&iacute;ch thước lớn hơn c&aacute;c chi sau v&agrave; được phủ bởi lớp vảy kh&aacute; to. Mỗi ch&acirc;n thường c&oacute; 4 hoặc 5 m&oacute;ng vuốt sắc nhọn. B&agrave;n ch&acirc;n sau của lo&agrave;i r&ugrave;a cạn n&agrave;y kh&aacute; rộng, gi&uacute;p ch&uacute;ng đứng vững trong qu&aacute; tr&igrave;nh di chuyển.</p> <p>M&ocirc;i trường sống của r&ugrave;a n&uacute;i n&acirc;u l&agrave; ở khu vực rừng nhiệt đới, c&aacute;c cao nguy&ecirc;n. Nhiệt độ tốt nhất để ch&uacute;ng sinh sống l&agrave; từ 13 đến 29 độ C v&agrave; độ ẩm khoảng 60 đến 100%.</p> <p>R&ugrave;a n&uacute;i n&acirc;u thường sinh sống ở những nơi gần nguồn nước như ao, suối v&agrave; ch&uacute;ng kh&ocirc;ng bao giờ đi qu&aacute; xa những khu vực n&agrave;y. Khi kh&iacute; hậu qu&aacute; n&oacute;ng th&igrave; ch&uacute;ng thường chui v&agrave;o c&aacute;c khu đất ẩm h<a href="https://laodong.vn/xa-hoi/rua-ho-guom-15kg-vua-bi-cau-trom-co-phai-hau-due-cua-cu-rua-772676.ldo">oặc dưới lớp l&aacute; c&acirc;y.</a></p> </div> <coccocgrammar></coccocgrammar><coccocgrammar></coccocgrammar><coccocgrammar></coccocgrammar></div> <p>&nbsp;</p>

Theo laodong.vn
back to top