Rùa đất được giao nộp ở Bình Phước: Loài quý trong Sách Đỏ
Thiên Trang (TH)
Ông Nguyễn Hoàng Phong ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã chủ động giao nộp một cá thể rùa đất quý hiếm nặng 4 kg cho lực lượng chức năng sau khi phát hiện trong quá trình đi làm rẫy.
Công an xã Phú Nghĩa đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Bù Gia Mập - Phước Long và Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập để tiếp nhận và thả cá thể rùa đất về môi trường tự nhiên. Đây là hành động góp phần bảo tồn loài rùa đất, một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt. (Ảnh: VTV)
Rùa đất, có tên khoa học là Heosemys grandis, còn gọi là rùa đất lớn nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.(Ảnh: wikipedia)
Rùa đất lớn là một loài rùa bán cạn sống ở các sông, suối, đầm lầy và đồng lúa từ vùng đất thấp cửa sông đến độ cao vừa phải (lên đến khoảng 400 m) trên khắp Campuchia, Việt Nam và ở một số vùng của Lào, Malaysia, Myanmar và Thái Lan.(Ảnh:wikipedia)
Rùa đất là loài rùa cỡ lớn, chiều dài mai tới 400 mm. Mai rùa màu nâu thẫm, có 1 gờ sống lưng. (Ảnh:wikipedia)
Yếm màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, có những tia màu nâu sẫm hoặc đen trên từng tấm yếm. Đuôi rất ngắn.(Ảnh:Thai National Parks)
Rùa đất lớn chấp nhận gần như hầu hết các loại thức ăn mà chủ nuôi cho ăn. Khi nuôi, nên kết hợp trái cây chín và thức ăn động vật để rùa khỏe mạnh và phát triển tốt.(Ảnh:BioLib)
Loài rùa này rất hiền lành, không cắn và có thể nuôi chung với các loài rùa khác. Tuy nhiên, do chúng tham ăn, cần để ý tránh tình trạng đè lên rùa khác để giành ăn.(Ảnh:Joel Sartore)
Chuồng nuôi rùa đất lớn phải có 2 khu riêng biệt là cạn và nước. Nước phải thay thường xuyên để tránh bệnh tật. Rùa ăn nhiều và tiêu hóa khỏe, nên phải dọn dẹp để tránh bốc mùi.(Ảnh:Pierre Wildlife)
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.