Trong các nghiên cứu về phòng chống bệnh ung thư những năm gần đây các nhà khoa học rất quan tâm đến rau xanh nhất là những loại rau thuộc họ hoa thập tự: Tề thái, cải rổ, cải trắng, cải dầu, cải bắp, súp lơ, củ cải...Trong các loại rau này có chứa một số thành phần hóa học như polyphenol, indole... không chỉ có tác dụng chống lại một số loại chất gây ung thư mà còn giúp cơ thể thải độc. Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều cải bắp làm giảm tỷ lệ mắc ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư bàng quang…
Tế thái: Có công dụng hòa can, lợi trung, hòa ngũ tạng, sáng mắt, ích vị, cầm máu. Cơ thể suy nhược, tràng vị rối loạn do bệnh ung thư gây ra, gây xuất huyết ở các bộ phận, ăn rau tề thái có tác dụng rất tốt.
Tề thái tươi rửa sạch ép lấy nước uống có thể giúp cầm máu; Hoa tề thái pha trà uống có tác dụng phụ trợ cầm máu; Tề thái băm nát trộn với thịt băm cuốn ăn cùng với hoành thánh có tác dụng bồi bổ; Xào tề thái với măng và thịt vừa ngon vừa giàu giá trị dinh dưỡng; Tề thái thái nhỏ xào với củ năng hoặc bạch quả hay hạt dẻ đều là những món ăn ngon và bổ dưỡng, không những có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư mà còn rất tốt cho sự hồi phục sức khỏe.
Hạt cải dầu: Cải dầu non có có thể phá huyết, tán huyết tiêu thũng, phá huyết khối. Cải dầu có thể xào không hoặc xào cùng với măng, có thể lấy cải dầu tươi rửa sạch rồi băm nhỏ, ép lấy nước uống…
Cải bắp: Cải bắp ích thận, điền não tủy, lợi ngũ tạng và có công dụng bổ thận và bổ não, có tác dụng điều trị khối u trong ổ bụng. Những người mắc bệnh ung thư vùng bụng nên ăn nhiều cải bắp. Cải bắp có thể chế biến nhiều món ăn như luộc, xào, nấu canh hoặc ép lấy nước.
Cải trắng, cải thảo: Loại cải này có tác dụng giống như cải bắp có tác dụng thông lợi vị tràng, lợi đại tiểu tiện rất tốt cho những bệnh nhân đại tiểu tiện không thông. Đến mùa đông người ta thường làm món canh cải trắng có đủ vị chay mặn ăn không thấy chán làm món ăn dùng làm thuốc rất tốt.
Cải rổ: Có công dụng thông phế khai vị, hóa đờm, lợi khí. Người bị ung thư phổi ăn nhiều cái rổ sẽ rất tốt vì có tác dụng kích thích sự thèm ăn. Ngoài cách chế biến thông thường như xào, luộc, cải rổ còn có thể muối dưa.
Củ cải: Củ cải chứa chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, củ cải còn giàu vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để ngăn chặn các gốc tự do, giúp ngăn ngừa ung thư. Một nghiên cứu do Nutritionoffers cho biết, chiết xuất từ rễ củ cải có thể tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt cơ chế tự hủy của loại tế bào ác tính này, đó là do có sự xuất hiện của isothiocyanates – chất được cho là không loại củ nào dồi dào bằng củ cải.
Ngoài ra, củ cải còn giúp điều chỉnh huyết áp, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng chống cảm lạnh và ho, chống táo bón, vàng da, tốt cho hen suyễn, giúp giảm cân.. Có rất nhiều cách chế biến củ cải như ăn sống, muối dưa hoặc xào, kho...
Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)