Quy mô giao dịch chứng khoán Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN

Bộ Tài chính cho biết, quy mô giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam hiện chỉ xếp sau Thái Lan trong khối ASEAN. Giá trị giao dịch bình quân đạt 30.845 tỷ đồng/phiên, tăng 15,9% so với bình quân năm trước.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng khiến năm 2021 bùng nổ khi liên tiếp tăng từ số lượng đăng ký đến giao dịch. Đến năm 2022, thị trường vẫn phát triển ổn định. Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu vẫn tiếp tục tiếp tục gia tăng, với mức bình quân đạt 30.845 tỷ đồng/phiên, tăng 15,9% so với bình quân năm trước.

Quy mô giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã đứng thứ 2 trong ASEAN và chỉ sau Thái Lan. Giá trị giao dịch bình quân đạt 30.845 tỷ đồng/phiên, tăng 15,9% so với bình quân năm trước.

Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt 1.797 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 3/2022, tăng 3,37% so với cuối 2021. Tỉ lệ này tương đương 21,4% GDP với 768 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán và 883 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCOM.

thu-tuong-yeu-cau-cac-bien-phap-on-dinh-thi-truong-chung-khoan-trai-phieu-doanh-nghiep_1.jpg
Quy mô giao dịch chứng khoán Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN. Ảnh minh họa

Ngoài ra, số lượng tài khoản giao dịch mở mới tiếp tục gia tăng, có 676.616 tài khoản nhà đầu tư mở mới trong quý I/2022. Con số này đã gần bằng số lượng tài khoản mở mới của năm 2021.

Nếu so với số dân thì, tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã đạt hơn 4,98 triệu tài khoản, tăng 15,7% so với cuối năm 2021, xấp xỉ 5% dân số. Trong khi, Chính phủ đưa ra mục tiêu đến năm 2025, nhưng ngành đã vượt chỉ tiêu trước 3 năm.

Tuy nhiên, một tháng qua, thị trường này đã có những sự xáo trộn liên tục, sắc đỏ bao phủ. Chốt phiên ngày hôm qua 19/4, VN-Index dừng tại mốc 1.406,45 điểm, giảm hơn 6,1% so với cuối năm 2021.

Nguyên nhân là do xung đột Nga – Ukraine, cùng các lệnh trừng phạt của Châu Âu áp dụng đối với Nga. Tiếp đó là thời gian qua, Chính phủ xiết chặt thị trường trái phiếu, chứng khoán nên đã xảy ra hàng loạt vụ xử phạt.

Những bất ổn kinh té có thể phát sinh khiến dòng tiền chuyển hướng sang các tài sản ít rủi ro như vàng và thị trường chứng khoán thế giới cũng không thể tránh khỏi điều này.

Cụ thể so với cuối năm 2021, chứng khoán Đức giảm 9,25%, chứng khoán Hàn Quốc giảm 7,39%, chứng khoán Pháp giảm 6,89%, chứng khoán Mỹ giảm 4,95%, chứng khoán Nhật Bản giảm 3,37%.

Để giải quyết các vấn đề hiện nay, Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán tích cực hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán, hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thị trường và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ rà soát, phân loại, kiểm tra tại chỗ, xây dựng phương án đối với từng công ty để có biện pháp xử lý. Tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các loại hình quỹ đẩu tư nhằm cải thiện chất lượng cầu đầu tư, hướng tới cầu đầu tư bền vững.

Theo Đời sống
back to top