Tại buổi họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, do Bộ TN&MT xây dựng vừa diễn ra với đại diện các Bộ và giới chuyên gia. Các nhà khoa học cho rằng, quy hoạch này cần có tính định hướng, dẫn dắt các hoạt động phát triển theo hướng phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.
Theo đó, cấp độ 1 là vùng bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm: Khu dân cư tập trung, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng nước cấp cho mục đích sinh hoạt hoặc có các yếu tố, đối tượng nhạy cảm khác cần bảo vệ nghiêm ngặt.
Cấp độ 2 là vùng hạn chế tác động bao gồm vùng đệm của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng thuộc khu di sản thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực có đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh quan trọng cần được bảo vệ.
Các chuyên gia cho rằng, hiện nay nhiều vùng miền đã quá tải với hiện tượng xả thải gây ô nhiễm. |
Cấp độ 3 là vùng khác còn lại trên địa bàn quản lý. Các tiêu chí phân vùng môi trường sẽ được đồng bộ với quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 sau khi được Quốc hội thông qua.
Các đại biểu còn cho rằng: Quy hoạch bảo vệ môi trường là quy hoạch có tính chất liên ngành, có mối liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Do vậy cần được xem xét một cách tổng thể trong mối quan hệ đối với các quy hoạch khác, bao gồm các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.