Một số nghiên cứu của Nhật Bản cho biết, quả quất có tác dụng làm giảm cholesterol, bền thành mạch, có lợi cho người cao huyết áp. Các nhà khoa học Mỹ cho hay, trong quả quất có nhiều chất chống oxy hoá chứa proanthocyanidins, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm nhiễm trùng đường tiết niệu, có lợi cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng loại quả này để điều trị các chứng bệnh thông thường như viêm họng, ho, tắc tiếng, cảm. Có thể dùng nó chế biến nước giải khát như nước quất đường, nước quất ép, hoặc chỉ ngậm quất với muối, hay dùng vỏ quất sao với gừng sắc uống…
Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm vào các kinh phế, vị can. Có công năng hoá đàm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt.
Chữa ho (nhất là ho ở trẻ em): Quả quất chín (loại bỏ những quả đã ủng nhũn, 10g rửa sạch cho vào chén cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín trong 15 – 20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày. Có thể phối hợp với hoa hồng bạch 10g và hạt chanh 10g. Cách làm và dùng như trên.
Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, hạt chanh 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả để tươi, giã nát, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa nôn ra máu: Hạt quất 1 chén nhỏ, bóc bỏ vỏ, lấy nhân sao vàng, giã nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Cảm mạo: Lá quất 30g sắc với 3 bát nước còn một bát, hoà với ít đường cho dễ uống, uống nóng.
Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ đen 100g, hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.
Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5 – 6 lỗ, rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kính 2kg, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5 – 6 lỗ, rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kình 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 – 2 thìa to sirô này pha với 150ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều mà uống.
Chứa nấc nghẹ: Vỏ quả quất tươi 9g, phối hợp với gừng tươi nướng vàng 9g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày, chữa nôn mửa. Để chữa nghẹn nấc ở người cao tuổi, lấy vỏ quả quất 20g, phơi hoặc sấy khô, tán bột rồi uống với nước ấm.
Cách chế nước quất ngâm: Quất chín 500g cần đường kính 350g, muối 10g.
Quất rửa sạch, ngâm vào chậu nước có pha muối. Ngâm trong 15 phút. Sau đó vớt quất ra rổ để thật khô nước, rồi chần qua nước sôi trong 2 phút để khử độc (nếu có), vớt quất ra để nguội và khô nước. Dùng mũi dao sắc nhọn khía nhiều đường trên từng quả quất, khía dọc từ cuống quả thành 6 – 8 múi tuỳ kích cỡ quả quất.
Sau khi khía thì dùng ngón tay hơi ấn cho quả quất dẹt xuống. Khi đã cắt tất cả các quả quất thì dùng tăm nhọn khêu hạt bên trong ra. Loại bỏ hết hạt xong, bạn xếp các quả quất vào lọ sạch, cứ một lớp quất lại rắc một lớp đường trắng. Lần lượt như vậy đến khi hết quất và đầy lọ.
Sau đó đậy nắp kín, để 7 – 10 ngày. Trong thời gian này đường sẽ tan ra, ngấm vào quất và tiết ra nước si rô rất sánh, chắt lấy nước sirô bảo quản dùng dần làm nước giải khát.
Quả quất còn lại đổ vào nồi, cho đường phèn vào và thêm 200ml nước, đặt lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi quả quất trở lên trong và khô đường sẽ được món mứt quất ngon.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)