Ngày 10/11, nhóm Hồi giáo cực đoan Quân đoàn Biệt kích Cách mạng (MaT) do Mỹ hậu thuẫn, cùng lực lượng liên minh quân sự đang đồn trú trong căn cứ của al-Tanf, đăng tải trên mạng xã hội video cuộc diễn tập.
Trong quá trình diễn tập, nhóm MaT thục luyện sử dụng súng cối M252 81 mm, đơn vị đặc nhiệm quân đội Mỹ phóng rocket từ hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS.
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ cũng tham gia diễn tập, tấn công một số mục tiêu kẻ thù giả định.
Ngày 20/10, căn cứ al-Tanf của quân đội Mỹ bị tấn công bằng 5 máy bay không người lái (UAV) tự sát và đạn súng cối.
Vụ tập kích hỏa lực gây lên một số thiệt hại cơ sở vật chất, nhưng không có thương vong.
Quân đội Mỹ, sau khi nhận được một cảnh báo không rõ nguồn gốc, đã rút toàn bộ lực lượng khỏi căn cứ trước cuộc tấn công.
Truyền thông mạng xã hội, ủng hộ thánh chiến và đối lập cáo buộc quân tình nguyện Hezbollah do Iran hậu thuẫn đã tiến hành cuộc tấn công này
Ngày 5/11, một đoàn xe quân sự lớn 26 xe cơ giới và xe vận tải quân đội Mỹ lại tiến vào đồn al-Tanf từ Jordan.
Hiện có khoảng 200 lính Mỹ và 300 tay súng Hồi giáo cực đoan Syria (MaT) đang đồn trú ở căn cứ quân sự al-Tanf kể từ năm 2016.
Mặc dù lực lượng này chưa hề tiến hành bất cứ một hoạt động nào chống khủng bố, nhưng Lầu Năm Góc tuyên bố một khu vực bất khả xâm phạm có chiều dài 55 km xung quanh căn cứ.
Mỹ khẳng định hiện diện quân sự ở al-Tanf nhằm chống IS. Nhưng căn cứ này ngăn chặn và kiểm soát tuyến đường cao tốc chiến lược nối thủ đô Damascus của Syria với Baghdad, thủ đô Iraq.
Đây cũng là hành lang an toàn của IS trong những hoạt động đột nhập từ Iraq vào Syria. Và ngược lại, cũng là nguồn cung cấp vũ khí, trang bị quân sự và lương thực thực phẩm cho IS trên sa mạc tỉnh Homs.
Cuộc diễn tập bắn đạn thật của liên quân do Mỹ dẫn đầu ở al-Tanf nhằm đe dọa quân đội Syria và các đơn vị quân tình nguyện người Shiite Iraq đồng thời cũng là hoạt động được cho là làm sạch khu vực, ngăn chặn nguy cơ bị tấn công trong tương lai.