Quả hồng ngon nhưng 4 nhóm người nên hạn chế ăn

Quả hồng là loại quả ngon và cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn nhiều loại quả này.

1. Giá trị dinh dưỡng của quả hồng

Quả hồng là một loại trái cây ngon miệng, hấp dẫn với nhiều thành phần dinh dưỡng nổi bật. Quả hồng tươi hay khô đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ:

Vitamin A: Ruột của quả hồng có chứa nhiều beta-caroten, giúp củng cố thị lực, bảo vệ da, niêm mạc và ngăn ngừa lão hóa.

Vitamin C: Nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa, giúp vết thương mau lành.

Kali: Điều hòa huyết áp, hỗ trợ chức năng tim.

Trong quả hồng có flavonoid và vitamin C được biết đến với đặc tính chống oxy hóa tốt.

Trong quả hồng có flavonoid và vitamin C được biết đến với đặc tính chống oxy hóa tốt.

Chất xơ: Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm cholesterol và kiểm soát đường huyết.

Các chất chống oxy hóa: Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa lão hóa.

Ngoài ra, quả hồng còn chứa magie cần thiết cho tim hoạt động tốt, sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, kali củng cố thành mạch máu...

2. Quả hồng tốt cho những đối tượng nào?

Quả hồng là một loại trái cây bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Beta-caroten đặc biệt quan trọng đối với người hút thuốc lá, vì nó giúp ngăn ngừa sự hình thành ung thư phổi.

Ngoài beta-caroten, trong quả hồng còn có khá nhiều vitamin C giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus, vitamin PP ngăn ngừa sự mệt mỏi, trầm cảm cũng như cải thiện sức khỏe làn da và tóc.

Quả hồng chín chứa các chất dinh dưỡng thực vật như polyphenol và tannin có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm giảm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Trong quả hồng có nhiều đường tự nhiên, giúp chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calo, bởi vậy các nhà dinh dưỡng khuyên những người thừa cân nên bổ sung hồng vào khẩu phần ăn của mình.

Ăn nhiều quả hồng cũng dễ bị táo bón, thậm chí gây tắc ruột.

Ăn nhiều quả hồng cũng dễ bị táo bón, thậm chí gây tắc ruột.

3. Những ai không nên ăn nhiều quả hồng?

Những nhóm người dưới đây nếu ăn nhiều quả hồng có thể phát sinh một số rủi ro nhất định:

3.1. Người bệnh đái tháo đường

Quả hồng chứa hàm lượng đường khá cao, đặc biệt là đường fructose, có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Loại đường này sẽ tích lũy thành glucose và chất béo nhanh hơn so với những loại quả không có vị ngọt. Do đó những người bệnh đái tháo đường hay tiền đái tháo đường nên hạn chế ăn quả hồng do hàm lượng đường cao.

3.2. Người có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế ăn quả hồng

Theo TS.BS. Đặng Quốc Ái, Bệnh viện E Trung ương, trong quả hồng có chất tanin gây vị chát và chất pectin, hai chất này có nhiều ở vỏ hồng. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Nếu ăn quá nhiều, nhất là vào lúc đói, các chất này cùng với hàm lượng chất xơ có trong quả hồng dưới tác dụng của acid dạ dày sẽ vón lại thành từng khối, nếu các khối bã thức ăn này không được đẩy ra ngoài theo đường bài tiết tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

TS. Ái khuyến cáo người có tổn thương đường tiêu hóa, đã cắt một phần hoặc bán phần dạ dày, người cao tuổi, răng yếu, nhai không kỹ, nhu động ruột và tuyến nước bọt giảm thì không ăn hồng hoặc các loại thực phẩm giàu xenlulo già như măng, rau già...

Lượng chất xơ cao trong quả hồng có thể gây đầy bụng, khó tiêu ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, người bị táo bón mạn tính, người có chức năng tiêu hóa kém, người cao tuổi nên ăn quả hồng chín và kết hợp với các thực phẩm khác để tránh tình trạng khó tiêu.

3.3. Người có bệnh lý về thận

Quả hồng chứa một lượng kali nhất định. Đối với người bệnh thận, khả năng đào thải kali bị hạn chế, việc ăn quá nhiều quả hồng có thể làm tăng nồng độ kali trong máu, gây ra các vấn đề về tim mạch.

3.4. Những trường hợp khác

Người bị thiếu máu: Tannin trong quả hồng có thể kết hợp với sắt, làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Phụ nữ mang thai: Nên hạn chế ăn quả hồng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh tình trạng táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.

Trẻ em: Nên cho trẻ ăn quả hồng với lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của cơ thể.

Những người bình thường ăn quả hồng nên thận trọng, không ăn quá nhiều, nhai kỹ và không nên ăn quả hồng lúc đói có thể gây ra tình trạng kết tủa protein trong dạ dày, dẫn đến khó tiêu. Khi ăn nên chọn quả hồng chín đều sẽ có vị ngọt thanh và ít gây ra tình trạng táo bón. Có thể kết hợp quả hồng với sữa chua, ngũ cốc để tăng cường dinh dưỡng và giảm bớt tác dụng phụ.

Để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng của quả hồng nên ăn với lượng vừa phải và kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng. Những người mắc một số bệnh lý mạn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.

*Tiêu đề bài viết do BTV đặt lại!

Theo Đời sống
back to top