Prudential công bố nghiên cứu thực trạng phụ huynh châu Á dạy con về tiền

(khoahocdoisong.vn) - Kết quả khảo sát của Eastspring Investments (Eastspring) trực thuộc Tập đoàn Prudential cho thấy, phụ huynh Việt Nam có chỉ số tự tin cao thứ 3 trong khu vực châu Á khi dạy con về tiền, chỉ sau Indonesia và Thái Lan.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu vừa công bố của Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam (Prudential), nhiều phụ huynh cho rằng họ đang thiếu một giáo trình bài bản và kỹ năng dạy con một cách hiệu quả.

So sánh cách giáo dục về tài chính cho trẻ giữa truyền thống và hiện đại.

So sánh cách giáo dục về tài chính cho trẻ giữa truyền thống và hiện đại.

Theo khảo sát được Eastspring thực hiện năm 2020 trên gần 10.000 người đến từ 9 quốc gia châu Á về việc giáo dục tài chính cho trẻ, 95% người tham gia khảo sát cho rằng việc dạy con dùng và quản lý tiền là quan trọng. Tuy nhiên, hơn 51% không biết mình đã dạy con đúng cách hay chưa và 43% phụ huynh muốn tự học thêm về kỹ năng quản lý tài chính để dạy con tốt hơn.

Theo kết quả nghiên cứu trên nhóm phụ huynh tại Hà Nội và TPHCM, nhóm phụ huynh truyền thống cho rằng việc dạy con quản lý tiền ở độ tuổi nhỏ không quan trọng bằng việc học văn hóa. Nhóm phụ huynh hiện đại thường áp dụng các khuyến khích con học thêm các kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng về quản lý tiền bạc.

Các em nhỏ hào hứng tham gia các tiết học trong dự án Giáo dục tài chính (Cha-Ching). (Ảnh tư liệu từ dự án)

Các em nhỏ hào hứng tham gia các tiết học trong dự án Giáo dục tài chính (Cha-Ching). (Ảnh tư liệu từ dự án)

Đặc điểm của nhóm thứ nhất là các phụ huynh thường áp dụng tính kỷ luật cao khi dạy con quản lý tiền bạc, và không cho con cầm tiền sớm. Ngược lại, nhóm thứ hai theo đuổi cách dạy con cởi mở, để quyền chủ động cho con và cho con quản lý tiền bạc từ sớm. Điểm chung ở cả hai nhóm là các cha mẹ đều cho rằng con cần có nhận thức đúng đắn và hiểu giá trị đồng tiền.

Về thực trạng dạy con kiến thức quản lý tiền, cả hai nhóm đều đang áp dụng những cách thức chung như: thông qua các hoạt động mua sắm, chi tiêu gia đình hoặc hoạt động thiện nguyện. Nhóm phụ huynh hiện đại có xu hướng để con sở hữu và quản lý tiền của mình sớm hơn so với nhóm truyền thống khoảng 3 - 4 năm.

Những rào cản thường gặp khi cha mẹ dạy trẻ về tài chính.

Những rào cản thường gặp khi cha mẹ dạy trẻ về tài chính.

Ông Ngô Thế Triệu, CEO Eastspring Việt Nam chia sẻ: “Phụ huynh Việt Nam khá tự tin khi dạy con về tiền nhưng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân hơn là theo một chương trình giáo dục có tính tiêu chuẩn cao. Money Parenting (Dạy con về tiền) được kỳ vọng giúp các bậc cha mẹ tự trang bị kiến thức và kỹ năng để dạy con hiệu quả hơn”.

Chia sẻ về mục đích thực hiện nghiên cứu, ông Phương Tiến Minh, CEO Prudential Việt Nam cho biết: “Mục tiêu của Prudential hướng đến trang bị những kiến thức về tài chính cho trẻ từ sớm để xây dựng nền tảng vững chắc cho một thế hệ hiểu biết, độc lập tài chính trong tương lai. Dự án Cha-Ching là một trong những hành động cụ thể mà Prudential đã và đang thực hiện vì mục tiêu đó”.

Mỗi tiết học cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về quản lý tài chính cho trẻ. (Ảnh tư liệu từ dự án Cha - Ching).

Mỗi tiết học cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về quản lý tài chính cho trẻ. (Ảnh tư liệu từ dự án Cha - Ching). 

Trong năm học 2020 - 2021, dự án giáo dục tài chính cho trẻ nhỏ Cha-Ching đã được triển khai trên 72 trường tiểu học tại địa bàn Hà Nội và Hưng Yên, giúp trang bị kiến thức cho 18.000 học sinh khối 4 - 5 và hơn 500 giáo viên về 4 kỹ năng cơ bản: Kiếm tiền, Tiết kiệm, Tiêu tiền, Quyên góp. Dự án sẽ tiếp tục được triển khai trong các năm học tiếp theo với quy mô ngày một lớn hơn.

Theo Đời sống
back to top