Phụ nữ dễ mắc nhồi máu cơ tim không tắc nghẽn động mạch vành

(khoahocdoisong.vn) - Mặc dù trước đây chưa được đánh giá đúng mức, các nhà nghiên cứu từ Đại học Alberta ở Canada vừa đã đưa ra báo động về một loại đau tim bí ẩn đặc biệt phổ biến ở phụ nữ. Nó được gọi là nhồi máu cơ tim không tắc nghẽn động mạch vành (MINOCA).

Động mạch bị tắc nghẽn là nguyên nhân phổ biến của hầu hết các cơn đau tim. Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Quốc tế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong khi khoảng 1/4 số bệnh nhân đau tim phổ biến là nữ giới, phụ nữ chiếm một nửa tổng số bệnh nhân MINOCA.

Phụ nữ thường gặp nhồi máu cơ tim không tắc nghẽn động mạch vành.

Phụ nữ thường gặp nhồi máu cơ tim không tắc nghẽn động mạch vành.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ 40% những bệnh nhân này được kê các loại thuốc có khả năng làm giảm nguy cơ đau tim tái diễn. Các loại thuốc này có thể bao gồm thuốc điều trị suy tim sung huyết, thuốc kháng viêm hoặc thuốc kháng đông.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Alberta vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân tại sao các cơn MINOCA cấp tính lại xảy ra, nhưng họ đã xác định được một số nguyên nhân tiềm ẩn. Bao gồm tình trạng viêm của tim và những vết rách nhỏ trong động mạch không thể phát hiện nếu không có thiết bị đặc biệt. Ngoài ra, cảm xúc có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tim mạch. MINOCA cũng có thể được gây ra bởi hội chứng “trái tim tan vỡ”, còn được gọi là bệnh cơ tim do căng thẳng hoặc bệnh cơ tim Takotsubo.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc MINOCA, các chuyên gia khuyến nghị bỏ thuốc lá, ăn uống lành mạnh, tập thể dục và kiểm soát căng thẳng.

Các chuyên gia lưu ý rằng trước đây, loại đau tim này chưa được các bác sĩ đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng. Bởi vì có thể bác sĩ không nhìn thấy tình trạng vỡ mảng xơ vữa hoặc tình trạng tắc nghẽn, nên MINOCA được coi là một tình trạng lành tính và bệnh nhân thường được cho xuất viện mà không có bất kỳ lời khuyên điều trị hoặc thay đổi lối sống nào. Tuy nhiên, sau một năm, 5% bệnh nhân bị một cơn đau tim khác hoặc chết vì đau tim.

BS Lê Cao Kha (Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM)

Theo Đời sống
back to top