<div> <p>TS Rodrigo Ong, công tác tại OCTA, một tổ chức nghiên cứu độc lập, nói rằng Philippines hiện nay đang “ở cùng ngã rẽ” với Ấn Độ, với khoảng 10.000 ca bệnh mới mỗi ngày, sau khi chính quyền quyết định dỡ bỏ hạn chế tụ tập đông người vì cho rằng đã khống chế được dịch bệnh.</p> <p>Ông Ong nói rằng dịch bệnh ở Phlippines đang ở điểm “cân bằng mong manh”, với hơn 80% giường bệnh viện đã kín.</p> <p>“Đến thời điểm cuối tháng 4 và với khả năng nới lỏng giãn cách thêm nữa, điểm cân bằng mong manh này có thể lấn át hoàn toàn khả năng tiếp nhận của các bệnh viện”, ông Ong nói.</p> <p>Theo số liệu của Bộ Y tế, Philippines ghi nhận 7.204 ca mắc mới trong ngày 27/4, giảm so với con số 15.310 hôm 2/4.</p> <p>Nhưng OCTA cho rằng cần tiếp tục thắt chặt các biện pháp cách ly để số ca bệnh tiếp tục giảm, nếu không các bệnh viện và nhân viên y tế sẽ sớm quá tải. TS Anthony Leachon, cựu cố vấn của nhóm đặc trách COVID-19 của Chính phủ Philippines, bị sa thải sau khi chỉ trích công khai cách Manila ứng phó với dịch bệnh. Ông Leachon nói rằng các biện pháp hạn chế có thể chưa đủ để ngăn chặn làn sóng bùng nổ ca bệnh mới, vì vắc-xin mới là “viên đạn bạc” thực sự.</p> <p>“Dịch bệnh có thể bùng lên ngay cả khi chúng ta phong tỏa nghiêm ngặt”, ông Leachon nói về các biến chủng mới ở Anh, Nam Phi, Brazil, Ấn Độ và những nơi khác.</p> <p>Tổng thống Rodrigo Duterte khẳng định chính phủ đã mua đủ vắc-xin để tiêm phòng cho 70 triệu dân – ngưỡng được tin là sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, Philippines phải chờ đến cuối năm nay mới mua đủ số vắc-xin đó.</p> <p>Cho đến nay, mới có 1,7 triệu người được tiêm ít nhất một mũi, cựu bộ trưởng y tế Manuel Dayrit nói với trang tin <i>Rappler</i> hôm 26/4.</p> <div class="article__author"> </div> <div class="article__source cms-source"><strong><span>Theo Reuters</span></strong></div> </div> <p> </p>