Philippines cáo buộc 5 chiến hạm Trung Quốc âm thầm đi vào lãnh hải

Tướng Phillipnes cho biết các tàu chiến Trung Quốc hai tháng gần đây liên tục đi vào lãnh hải nước này mà không thông báo cho Manila.

<div> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tàu chiến Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông hồi năm 2016. Ảnh: Xinhua." src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/china-jpg-3695-1563768741-9008-1870-6313-1565843316.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>T&agrave;u chiến Trung Quốc diễn tập tr&ecirc;n Biển Đ&ocirc;ng hồi năm 2016. Ảnh: <em>Xinhua.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>&quot;Hai t&agrave;u chiến Trung Quốc bị ph&aacute;t hiện ở dọc eo biển Sibutu ở tỉnh Tawi-Tawi của Philippines trong th&aacute;ng 7 v&agrave; ba chiếc kh&aacute;c bị ph&aacute;t hiện trong th&aacute;ng 8&quot;, trung tướng Cirilito Sobejana, Tư lệnh Bộ Chỉ huy T&acirc;y Mindanao của Philippines ng&agrave;y 14/8 tuy&ecirc;n bố.</p> <p>Theo tướng Sobejana, qu&acirc;n đội Phippines đ&atilde; điều động c&aacute;c phương tiện kh&ocirc;ng qu&acirc;n v&agrave; hải qu&acirc;n để tiếp cận&nbsp;t&agrave;u chiến Trung Quốc, khiến ch&uacute;ng phải đổi hướng di chuyển.</p> <p>Eo biển Sibutu nằm trong l&atilde;nh hải của Philippines. Theo C&ocirc;ng ước của Li&ecirc;n Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), t&agrave;u nước ngo&agrave;i được quyền đi qua l&atilde;nh hải của quốc gia ven biển m&agrave; kh&ocirc;ng cần b&aacute;o trước, miễn l&agrave; đi qua v&ocirc; hại hoặc di chuyển theo đường thẳng hướng ra ngo&agrave;i biển.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, Philippines từ trước đến nay lu&ocirc;n y&ecirc;u cầu t&agrave;u chiến nước ngo&agrave;i li&ecirc;n lạc với ch&iacute;nh phủ nước n&agrave;y trước khi đi qua. Chiến hạm c&aacute;c nước cũng lu&ocirc;n tu&acirc;n thủ quy định của Manila.</p> <p>Tướng Sobejana khẳng định h&agrave;nh tr&igrave;nh của c&aacute;c chiến hạm Trung Quốc kh&ocirc;ng thể được xem l&agrave; đi qua v&ocirc; hại v&igrave; ch&uacute;ng kh&ocirc;ng di chuyển theo đường thẳng. Ngo&agrave;i ra, những t&agrave;u chiến n&agrave;y c&ograve;n tắt hệ thống nhận diện tự động khiến Philippines kh&ocirc;ng thể li&ecirc;n lạc bằng radio.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Vị trí eo biển Sibutu. Đồ họa: FT." src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/15/sibutu-5167-1564207302-4079-1565843317.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Vị tr&iacute; eo biển Sibutu. Đồ họa<em>: FT.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Bộ trưởng Quốc ph&ograve;ng Philippines hồi th&aacute;ng trước cũng cho biết c&aacute;c t&agrave;u chiến Trung Quốc từ th&aacute;ng 2 đến th&aacute;ng 7 &iacute;t nhất 4 lần đi qua v&ugrave;ng biển giữa vịnh Bongao v&agrave; eo biển Sibutu m&agrave; kh&ocirc;ng th&ocirc;ng b&aacute;o trước.</p> <p>Quan hệ Philippines - Trung Quốc được tăng cường đ&aacute;ng kể dưới thời Duterte, nhưng &ocirc;ng vấp phải kh&ocirc;ng &iacute;t phản ứng từ c&aacute;c quan chức v&agrave; dư luận do c&aacute;ch h&agrave;nh xử bị coi l&agrave; &quot;mềm mỏng&quot; trước c&aacute;c hoạt động phi ph&aacute;p của Trung Quốc tr&ecirc;n Biển Đ&ocirc;ng.</p> <p>Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dự kiến thăm Trung Quốc cuối th&aacute;ng n&agrave;y để thảo luận về c&aacute;c vấn đề song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B&igrave;nh. Duterte khẳng định l&yacute; do &ocirc;ng l&ecirc;n kế hoạch đến Bắc Kinh v&igrave; Trung Quốc &quot;đang tr&igrave; ho&atilde;n bộ quy tắc ứng xử Biển Đ&ocirc;ng (COC) v&agrave; đ&oacute; l&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n g&acirc;y ra nhiều sự cố&quot;.</p> <p>Duterte cho hay trong chuyến thăm &ocirc;ng sẽ b&agrave;n về ph&aacute;n quyết Biển Đ&ocirc;ng của T&ograve;a Trọng t&agrave;i Thường trực năm 2016, trong đ&oacute; b&aacute;c bỏ y&ecirc;u s&aacute;ch chủ quyền phi l&yacute; của Trung Quốc tr&ecirc;n Biển Đ&ocirc;ng, cũng như g&acirc;y sức &eacute;p để Bắc Kinh kh&ocirc;ng tiếp tục tr&igrave; ho&atilde;n COC.</p> </div>

Theo vnexpress.net
back to top