Phạt tài xế say xỉn đi bộ 32km

Nếu bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn tài xế một số quốc gia cũng buộc tài xế vi phạm phải lắp thiết bị thử nồng độ cồn trên xe như ở Áo, Bỉ, Canada, Phần Lan, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và Mỹ... Trong khi đó tài xế Thổ Nhĩ Kỳ phải đi bộ 32 km.

Với tài xế có nồng độ cồn vượt quá quy định khi lái xe, kiểu phạt tiền và treo bằng lái như tại Việt Nam là cách phổ biến nhất. Bên cạnh đó tùy mức độ mà có thêm các hình thức như thu giữ xe, phạt tù. Tuy nhiên, một số quốc gia trên thế giới có những cách đặc biệt để trừng phạt tài xế say xỉn.

Văn phòng công tố Đài Đông đã đưa ra một hình phạt “độc nhất vô nhị” dành cho những tài xế vi phạm lỗi trên. Theo đó, văn phòng công tố Đài Đông đã hợp tác với Nhà tang lễ thành phố Đài Đông và đưa 14 tài xế vi phạm lỗi “lái xe khi say rượu” tham gia hoạt động phục vụ nhà tang lễ. Hoạt động này bao gồm việc dọn dẹp sạch sẽ các khu vực tủ động, phòng nhập liệm, phòng giải phẫu,...và dĩ nhiên là phải “tiếp xúc” với người chết.

Việc để các tài xế vi phạm tiếp xúc với những khu vực dành cho người khuất sẽ phần nào giúp họ suy ngẫm về những hậu quả có thể xảy ra khi lái xe trong lúc say xỉn. Hình phạt này ngay lập tức nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dân địa phương và tiếp tục sẽ được triển khai trong thời gian tới.

Hình phạt “độc nhất vô nhị” đối với những tài xế say xỉn (Ảnh: TVBS).

Hình phạt “độc nhất vô nhị” đối với những tài xế say xỉn (Ảnh: TVBS).

Ở Australia, Victoria và một số bang có quy định khắt khe về vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Các mức phạt tùy thuộc vào nồng độ cồn trong máu với nhẹ nhất phạt tiền đồng thời tạm giữ bằng lái 3 tháng, hoặc nặng hơn là treo bằng 6 tháng, nộp tiền phạt và phải lắp trên xe thiết bị đo nồng độ cồn trong một thời gian nhất định.

Điều đó có nghĩa, ngoài tiền phạt, tài xế vi phạm phải chi thêm khoảng 800 USD để mua thiết bị. Thiết bị này được nối với hệ thống khởi động của xe. Khi lên xe, tài xế phải thổi vào ống để kiểm tra, chỉ khi có nồng độ cồn trong mức cho phép (dưới 0,05%) thì mới có thể nổ máy lái xe đi. Cũng có nghĩa, trước mỗi lần muốn nổ máy, tài xế phải chứng minh mình không sử dụng đồ uống có cồn. Hệ thống cũng có thể tích hợp camera để đảm bảo "đúng người, đúng tội".

Tài xế đang thổi vào máy đo nồng độ cồn gắn trên xe tại Australia. Ảnh: Thedefenders.

Tài xế đang thổi vào máy đo nồng độ cồn gắn trên xe tại Australia. Ảnh: Thedefenders.

Ngoài Australia, một số quốc gia cũng buộc tài xế vi phạm phải lắp thiết bị thử nồng độ cồn trên xe như ở Áo, Bỉ, Canada, Phần Lan, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và Mỹ.

Tại Malaysia, nếu tài xế lái xe khi say rượu, anh ta sẽ bị phạt tù. Thậm chí, nếu đã kết hôn, người vợ cũng sẽ phải ngồi tù chung.

Trong khi đó, tại Thổ Nhĩ Kì, người lái xe say rượu sẽ được cảnh sát đưa ra khỏi thị trấn khoảng hơn 30 km và buộc người này phải đi bộ trở về vị trí cũ trong khi đoàn xe cảnh sát đi kế bên để giám sát. Ở Australia, những người phạm lỗi tương tự sẽ bị phạt tiền, ngồi tù và tên của họ sẽ xuất hiện trên báo địa phương dưới dòng tiêu đề “Anh ta/Cô ta lái xe say rượu và phải ngồi tù”.

Ở Nhật, không chỉ tài xế bị phạt. Người yêu cầu hoặc cho phép người khác lái xe trong tình trạng say rượu, hoặc cho người say rượu mượn phương tiện, hay thậm chí biết rằng tài xế say rượu mà vẫn đi cùng xe, đều bị xử phạt, thậm chí đi tù./.

Theo VietnamDaily
back to top