Phát hiện tế bào mới có thể điều chỉnh nhịp tim

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame đã phát hiện ra một loại tế bào mới có thể giúp điều hòa nhịp tim và có thể là chìa khóa quan trọng để tìm hiểu một số dạng dị tật tim bẩm sinh và các bệnh về tim.
tim.jpg

Các tế bào, được gọi là nexus glia, giống như các tế bào thần kinh đệm quan trọng được gọi là tế bào hình sao trong não. Khi các tế bào mới được xác định bị loại bỏ, nhịp tim sẽ tăng lên và khi chúng bị tước đi một gene quan trọng thúc đẩy sự phát triển thần kinh đệm, tim sẽ đập bất thường. Nghiên cứu này được công bố gần đây trên tạp chí PLOS Biology.
Các tế bào thần kinh đệm tim này lại nằm ở đường ra của tim, cũng là nơi phát hiện ra nhiều dị tật tim bẩm sinh.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các tế bào đầu tiên trong tim cá ngựa vằn, sau đó xác nhận sự tồn tại của chúng trong cả tim chuột và người.
Tế bào hình sao trước đây được cho là chỉ cư trú trong hệ thần kinh trung ương - não và tủy sống. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mạch thần kinh trong não. Nhưng giờ đây các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các tế bào thần kinh đệm giống tế bào hình sao trong tim và ở nhiều cơ quan khác, bao gồm tuyến tụy, lá lách, phổi và ruột. Tuy nhiên, còn nhiều chức năng của chúng chưa được khám phá.
Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến cách các tế bào này tạo thành một nhóm bệnh lý gọi là rối loạn chuyển hóa máu, do lỗi trong hệ thống thần kinh tự trị. Một trong những bệnh lý đó là hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS), gây choáng váng, ngất xỉu và nhịp tim tăng nhanh.
Mặc dù POTS có khả năng được liên kết với tế bào mới được phát hiện trong nghiên cứu cơ bản này, nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận.
PGS Elizabeth Cody Smith, Khoa Khoa học Sinh học cho biết “Chúng tôi không hoàn toàn biết chức năng của những tế bào này, nhưng nếu loại bỏ chúng, nhịp tim sẽ tăng lên. Điều này có thể liên kết nó với một số trường hợp bệnh nhất định. Và tôi nghĩ rằng những tế bào thần kinh đệm này có thể đóng một vai trò khá quan trọng trong việc điều hòa tim.”

Theo Sciencedaily
back to top