Phát hiện hành tinh có sự sống nằm ngoài Hệ Mặt Trời?

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh có thể có sự sống nằm ngoài Hệ Mặt Trời, có kích thước bằng Trái Đất và nằm cách Trái Đất 31 năm ánh sáng.

Hành tinh đang quay quanh một ngôi sao tên là Wolf 1069, nên được đặt tên là Wolf 1069b - lớn gấp 1,26 lần Trái Đất. Theo nhà thiên văn Mỹ Diana Kossakowski, Wolf 1069b quay quanh ngôi sao trong vòng 15,6 ngày ở khoảng cách tương đương 1/15 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Wolf 1069b quay quanh một ngôi sao lạnh hơn nhiều so với Mặt Trời. Vì vậy, dù hành tinh này ở gần ngôi sao của nó hơn so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời nhưng nó có thể không đủ ấm để nước ở dạng lỏng. Hành tinh này được tính toán có nhiệt độ -23°C.

Phát hiện hành tinh có sự sống nằm ngoài Hệ Mặt Trời? ảnh 1

Hành tinh này có kích thước bằng Trái Đất và nằm cách Trái Đất 31 năm ánh sáng (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, giá trị đó dựa trên hành tinh không có bầu khí quyển. Nếu nó có bầu khí quyển giống Trái Đất, hiệu ứng nhà kính có thể làm tăng nhiệt độ của Wolf 1069b lên bằng 13°C, nghĩa là có thể có nước ở dạng lỏng.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc có bầu khí quyển như vậy có thể bảo vệ hành tinh khỏi bức xạ có hại từ ngôi sao. Nhưng chỉ có một mặt của hành tinh luôn hướng về phía ngôi sao, trở nên nóng hơn, trong khi mặt kia luôn quay mặt đi, lạnh hơn nhiều. Vì vậy, khả năng chỉ một phía của hành tinh này (phía đối diện ngôi sao) có thể sinh sống được.

Theo Đời sống
back to top