Phát hiện “bóng ma vũ trụ” xuyên không đến Trái Đất, chuyên gia nói gì?
Thiên Trang (TH)
Những "bóng ma vũ trụ" này đã xuyên không gian, thời gian để đến được chiếc kính viễn vọng bay quanh địa cầu.
Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện một hiện tượng vũ trụ độc đáo từ cụm thiên hà MACS J0138.0-2155, cách Trái Đất 10 tỷ năm ánh sáng.
Nghĩa là ánh sáng từ chúng - tức thứ tạo nên hình ảnh chúng ta thấy - cũng mất hàng tỉ năm đi xuyên không để đến được chiếc kính viễn vọng bay quanh địa cầu.
Thông qua hiệu ứng "thấu kính hấp dẫn", nhóm nghiên cứu đã phát hiện một siêu tân tinh loại Ia mang tên Encore và thiên hà chứa nó mang tên MRG-M0138. (Ảnh: NASA/ESA/CSA)
Thấu kính hấp dẫn MACS J0138.0-2155 tạo ra hiệu ứng lúp vũ trụ, biến dạng ánh sáng từ các vật thể xa hơn và phóng to chúng.
Thiên hà cổ đại MRG-M0138 xuất hiện với 5 hình ảnh khác nhau, trong khi siêu tân tinh Encore xuất hiện với 2 hình ảnh khác nhau, được đặt tên là Requiem và Encore.
Chúng được nhóm nghiên cứu đặt tên chung là Encore, không chỉ vì thú vị của sự nhân bản hình ảnh này mà còn vì Encore là một loại siêu tân tinh loại Ia, một hiện tượng mạnh mẽ, bí ẩn và hiếm gặp trong vũ trụ.
Các nhà khoa học đang chờ đợi hình ảnh thứ ba của Encore, dự kiến sẽ rõ ràng và sắc nét như hai hình ảnh trước, để cung cấp thông tin mới về hằng số Hubble, đo lường tốc độ giãn nở của vũ trụ.
Hiện tượng đặc biệt này được dự kiến sẽ xảy ra vào cuối năm 2023.