<div> <p style="text-align: justify;">Chẩn đoán sai có thể xảy ra qua nhiều bước trong quy trình thực hiện xét nghiệm, bắt đầu từ chính sách và cơ chế đào tạo của mỗi quốc gia, thông qua chuỗi cung ứng, xét nghiệm ban đầu và đưa ra chẩn đoán.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/12/hiv.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption" style="text-align: justify;"> </p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Để đưa ra kết luận này, nhóm nghiên cứu tổng hợp dữ liệu từ 1990 đến năm 2017 của hệ thống 64 nghiên cứu. Hầu hết nghiên cứu thực hiện ở châu Phi, kết quả 0,4% chẩn đoán là âm tính giả và 3,1% dương tính giả. </p> <p style="text-align: justify;">Trong số những người được chẩn đoán nhiễm HIV hoặc điều trị ARV, có 0,1-6,6% bị chẩn đoán sai thành âm tính. Các lỗi phần lớn liên quan khi thực hiện quy trình xét nghiệm, khai báo kết quả, chọn phương pháp xét nghiệm... </p> <p style="text-align: justify;">Phân tích quy trình xét nghiệm HIV của 48 quốc gia cũng cho thấy chỉ 17% tuân thủ các chính sách xét nghiệm theo tiêu chuẩn của WHO. Ước tính mỗi năm hơn 150 triệu xét nghiệm thực hiện ở các nước thu nhập thấp và trung bình, số chẩn đoán sai lên tới 93.000 người mỗi năm.</p> <p style="text-align: justify;">Người nhiễm HIV được chẩn đoán âm tính sẽ mất thời gian vàng điều trị bệnh. Trong khi đó người khỏe mạnh lại được chẩn đoán dương tính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và chi phí điều trị. Về góc độ hệ thống y tế, sẽ lãng phí tài nguyên, giảm uy tín dịch vụ y tế, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;"><a href="https://vnexpress.net/suc-khoe/phan-lon-ket-qua-xet-nghiem-hiv-sai-la-do-con-nguoi-4025135.html">Theo vnexpress.net</a></p> </div>