PGS.TS Phạm Hồng Thái: Đưa công nghệ 4.0 vào chăn nuôi ong

(khoahocdoisong.vn) - Theo PGS.TS Phạm Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp chính là số hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.
PGS.TS Phạm Hồng Thái (ngoài cùng, bên phải), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ong và Nuôi ong Nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

PGS.TS Phạm Hồng Thái (ngoài cùng, bên phải), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ong và Nuôi ong Nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

Chăn nuôi ong bằng công nghệ 4.0

Theo PGS.TS Phạm Hồng Thái, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chăn nuôi ong giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng được sức cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu. Công nghệ cao giúp minh bạch sản phẩm, số hóa quá trình sản xuất có nghĩa là truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Trong chuỗi sản xuất đó, ứng dụng nền tảng blockchain kết nối với thị trường, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm như: con giống, nguồn hoa, các chất bổ sung và phòng trị bệnh được sử dụng trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn ong.

Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi ong đã được Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới đẩy mạnh triển khai và đạt hiệu quả cao.

Ứng dụng công nghệ vạn vật kết nối (IoT) cùng hệ thống cảm biến thông minh và ứng dụng chạy trên nền tảng điện thoại thông minh để giám sát trang trại ong. Hệ thống điều khiển và giám sát tự động, các thiết bị cảm biến thông minh cung cấp thông tin về nhiệt độ, ẩm độ, sức khỏe của đàn ong và năng suất của đàn.

Hệ thống điều khiển và giám sát tự động thông báo qua máy tính giúp người nuôi ong có thể quản lý từ vài trăm đến hàng nghìn đàn ong.

Hệ thống điều khiển và giám sát tự động thông báo qua máy tính giúp người nuôi ong có thể quản lý từ vài trăm đến hàng nghìn đàn ong.

Khi áp dụng công nghệ, người nuôi ong có thể quản lý từ vài trăm đến hàng nghìn đàn ong mà không mất quá nhiêu công sức. Việc ứng dụng công nghệ cao giúp cho người nuôi nắm bắt được các thông số môi trường nuôi vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày thông qua máy tính hoặc điện thoại di động một cách nhanh chóng và xử lý kịp thời mà không cần phải có mặt của con người tại trang trại. Doanh nghiệp ong sẽ kiểm soát được toàn bộ hệ thống trang trại của mình cũng như các hộ nuôi ong vệ tinh đang tham gia vào chuỗi liên kết. Hơn thế nữa, các nhà nhập khẩu quốc tế (hoặc thương lái nội) cũng thấy được, tin tưởng với chất lương và sản lượng sản phẩm cung ứng của đối tác.

Trung tâm Nghiên cứu Ong và Nuôi ong Nhiệt đới đón tiếp các thực tập sinh, các học giả, người nuôi ong từ các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Belarus…thăm quan Trung tâm, học hỏi trao đổi kinh nghiệm về dịch bệnh mới trên đàn ong mật, kỹ thuật chọn lọc giống ong, nuôi ong khai thác mật ong ở thùng kế.

Trung tâm Nghiên cứu Ong và Nuôi ong Nhiệt đới đón tiếp các thực tập sinh, các học giả, người nuôi ong từ các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Belarus…thăm quan Trung tâm, học hỏi trao đổi kinh nghiệm về dịch bệnh mới trên đàn ong mật, kỹ thuật chọn lọc giống ong, nuôi ong khai thác mật ong ở thùng kế.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo đối với ong giúp cải tạo nhanh đàn giống, phát triển và duy trì được những nguồn gene tốt.

Tại Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới, hiện đang có 2 giống ong được bà con nông dân tin tưởng cho năng suất mật cao và tính kháng bệnh tốt không phải dùng thuốc điều trị, đó là HVN và VNUA. Hai giống này có thể làm tăng năng suất từ 25 - 30% so với giống cũ đang dùng.

Mô hình sản xuất Ong chúa giống tại Trung tâm Nghiên cứu Ong và Nuôi ong Nhiệt đới.

Mô hình sản xuất Ong chúa giống tại Trung tâm Nghiên cứu Ong và Nuôi ong Nhiệt đới.

4.0 giúp minh bạch sản xuất

Mật ong Việt Nam đã gia nhập thị trường thế giới từ những năm 80 của thế kỷ trước. Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu thế giới.

Theo PGS.TS Phạm Hồng Thái, mật ong Việt Nam tiêu thụ chủ yếu nhờ xuất khẩu, đây là thuận lợi nhưng cũng là thách thức nếu quy trình sản xuất và quản lý chất lượng không đảm bảo. Mật ong Việt Nam sản xuất khoảng 53.000 tấn mỗi năm trong đó 93% sản lượng mật đó được xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Mỹ.  

Vì vậy, để có thể cạnh tranh xuất khẩu được sản phẩm một cách bền vững thì cần sử dụng công nghệ blockchain định dạng sản xuất, giám sát quá trình chăn nuôi, quá trình chọn lọc con giống, nguồn hoa… giúp minh bạch sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Công nghệ 4.0 giúp người tiêu dùng có thể nhận diện được quá trình sản xuất, tất cả thông tin từ người sản xuất đến người tiêu dùng đều được công khai và minh bạch. Điều này còn giúp các cơ quan chức năng ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm giả mạo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng, chống gian lận thương mại. Giúp giá trị mật ong tăng cao. 

PGS.TS Phạm Hồng Thái chia sẻ thêm: Khi áp dụng công nghệ, hiệu quả kinh tế tăng cao giúp người chăn nuôi thay đổi cách suy nghĩ trong sản xuất, nâng cao đầu tư khoa học công nghệ tạo thu nhập ổn định cho người lao động ở địa phương. Việc này giúp giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xúc tiến giá trị thương mại.

Vì vậy có thể nói, công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng thay đổi nhận thức sản xuất của người nông dân Việt Nam.

Theo Đời sống
back to top