Nước ngoài “mê như điếu đổ“ loài cá “tỷ đô” của Việt Nam
Hoàng Minh (tổng hợp)
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự kiến, năm 2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD, tăng 6% so với năm ngoái. Ảnh: Vneconomy
Thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam là Trung Quốc và Hồng Kông, sau đó đến Mỹ. Ảnh: Chính phủ
Cá tra là một loài cá da trơn, thân hình dày, phần đầu nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ cơ thể. Ảnh: Vasep
Cá tra chủ yếu sống trong vùng nước ngọt, đặc biệt là khu vực sông Mê Kông. Loài cá này có khả năng thích nghi và sinh sống trong môi trường nước lợ. Do thích nghi tốt, cá tra được nuôi nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dangcongsan
Cá tra nổi bật với màu xám đen, phần bụng màu trắng. Cá tra trưởng thành có thể đạt đến chiều dài hơn 1 mét và trọng lượng 10kg. Ảnh: Vietnamnet
Thức ăn của cá tra bao gồm các loài động vật nhỏ, côn trùng, rong tảo và thức ăn viên. Ảnh: Vietnamnet
Cá tra phile đông lạnh là sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang các thị trường. Tính đến hết tháng 6/2024, xuất khẩu sản phẩm này đạt 739 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ, chiếm 80% tỷ trọng. Ảnh: Daihieunhandan
Cá tra Việt Nam hiện được xuất khẩu sang gần 140 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Tapchicongthuong
Thịt cá tra đạt chất lượng cần có độ chắc và đàn hồi tốt khi chạm vào, đảm bảo không bị bở hay nhão. Ảnh: Vietnamplus
Thịt cá không nên có mùi hôi hoặc tanh mạnh, vì đây có thể là dấu hiệu của cá không tươi hoặc bị nhiễm khuẩn. Ảnh: Vneconomy