PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội, công nghệ sản xuất nước giải khát hiện nay là công nghệ pha chế hương liệu.
Bởi dù có là trà, cam, táo, nho hay thảo mộc chăng nữa, nếu thiếu chất tạo màu, tạo mùi thì không thể giữ hương vị để cả năm, vận chuyển trong các điều kiện khác nhau mà không bị hư hỏng.
Tính tiện lợi của loại đồ uống này là không thể phủ nhận, song tác hại của nó nếu lạm dụng, sử dụng quá nhiều vẫn luôn được cảnh báo.
Dù là nước ép trái cây được quảng cáo tươi, nguyên chất hay các loại nước trà xanh được cho là lành tính, thêm chanh là loại quả giải khát phổ biến thì nhà sản xuất vẫn buộc phải có thêm hương liệu điều chỉnh, tạo cảm giác ngon miệng hơn.
Do đó, loại nước này nếu xét cho cùng không thể so sánh với các sản phẩm tươi. Bởi lẽ công nghệ pha chế, lợi nhuận được nhà sản xuất phải tính đến.
Nguy hiểm hơn là trên thị trường có nhiều loại nước giải khát bán theo can, theo lít được gia công, nhái thương hiệu mà vẫn quảng cáo là nước tươi nguyên chất sản xuất theo công nghệ tiên tiến.
Đa phần các loại nước trôi nổi này sử dụng hương liệu, nước cốt, phẩm màu rẻ tiền nhập lậu, pha chế bừa bãi với các loại màu bắt mắt.
Về lý thuyết thì axit citric không độc nhưng sử dụng nhiều các loại hóa chất, hương liệu, chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ em, người già, người ốm bệnh, không nên uống các loại nước giải khát đóng chai, hạn chế những rủi ro cho sức khỏe.