Nguồn ảnh: Phys.
Ở khu vực thiên hà Milky Way, các hành tinh ngoại lai cỡ trung bình, lớn gấp hai đến bốn lần Trái đất có xu hướng chứa một lượng nước khổng lồ, nghiên cứu mới cho hay. Thậm chí, có hành tinh chứa 50% trọng lượng nước trên bề mặt.
“Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng, khoảng 35% của tất cả các hành tinh ngoại lai được biết đến có kích cỡ lớn hơn Trái Đất rất giàu nước”, Li Zeng, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Khoa học Trái Đất và Hành tinh tại Đại học Harvard, cho biết.
Zeng và các cộng sự đã phân tích dữ liệu thu thập từ Kính Viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), từ tổng số 3.800 hành tinh ngoại lai đã biết cho đến nay, để phát triển một mô hình giải thích mối quan hệ giữa khối lượng của các hành tinh ngoại lai và bán kính của nó cũng như là lượng nước có trên bề mặt.
Mô hình của nhóm nghiên cứu cho thấy, các hành tinh ngoại lai có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn Trái Đất có xu hướng chứa nhiều đá, trong khi đó các hành tinh ngoại lai có kích thước lớn từ 1,5 lần trở lên so với Trái Đất thì lại chứa khá nhiều nước trên bề mặt.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)